.

Rộn ràng chụp ảnh kỷ yếu

.

Trào lưu chụp ảnh kỷ yếu đang trở nên “hot” hơn bao giờ hết trong giới học sinh-sinh viên cuối khóa với mong muốn ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất thời cắp sách đến trường. Nhiều lớp còn nghĩ ra những cách chụp ảnh độc đáo, những góc máy mới lạ nhưng vẫn giữ được nét nghịch ngợm, đáng yêu của tuổi học trò.

Học sinh lớp 12 Trường THPT Phan Châu Trinh lựa chọn chụp ảnh kỷ yếu ghi lại những khoảnh khắc tươi đẹp của tuổi học trò bên cạnh những dòng lưu bút. Ảnh: B.A
Học sinh lớp 12 Trường THPT Phan Châu Trinh lựa chọn chụp ảnh kỷ yếu ghi lại những khoảnh khắc tươi đẹp của tuổi học trò bên cạnh những dòng lưu bút. Ảnh: Trần Quang Tú

10 bộ ảnh/tuần

Những năm trở lại đây, trào lưu chụp ảnh kỷ yếu ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ảnh kỷ yếu “giăng” kín mạng xã hội. Không chỉ có sự xuất hiện dày đặc của những bộ ảnh kỷ yếu đặc sắc mà còn có hẳn nhiều trang thông tin điện tử riêng về dịch vụ này trên khắp cả nước.

Tháng 5 và tháng 6 là giai đoạn cao điểm nhất của chụp ảnh kỷ yếu. Những tay máy giỏi, chuyên chụp ảnh kỷ yếu được các bạn học sinh-sinh viên sẵn sàng đem tiền tới đặt cọc ngay lập tức khi được thợ gật đầu đồng ý. Và không chỉ riêng Đà Nẵng mà các bạn học sinh ở các vùng của tỉnh Quảng Nam như Hội An, Tiên Phước, Tam Kỳ cũng đặt hàng.

Tay máy ảnh Trần Quang Tú (25 tuổi) cho hay, cả mùa năm ngoái, Tú chỉ chụp được 35 bộ ảnh thì nay, mới đến giữa tháng 5 con số này đã là 20 hợp đồng. Chi phí cho một bộ ảnh tùy vào số địa điểm và số thành viên tham gia chụp, dao động từ 40.000-60.000 đồng/người.

Nhóm của Tú gồm 2 thợ chụp chính, 4 thợ chụp phụ. Từ đầu mùa đến nay, cả nhóm đều chưa nghỉ ngày nào do hợp đồng quá nhiều, trong khi, một ngày nhóm chỉ có thể chụp tối đa 2 lớp. Không chỉ tăng vọt về số lượng mà trang phục của các lớp năm nay cũng đa dạng hơn, có khi là đồng phục lớp, có khi là đồ đi biển, áo vest, áo dài hoặc trang phục theo hướng chân quê, mộc mạc. Trước mỗi buổi chụp, Tú đều dành ra một buổi trò chuyện với khách hàng, thống nhất về chủ đề, cách làm việc, cách chụp và màu ảnh hậu kỳ để cả hai phối hợp tốt hơn.

Một thời để nhớ

Bộ ảnh kỷ yếu của các bạn sinh viên năm cuối 12CBC, ngành Cử nhân báo chí (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng), nam trong đồng phục quần jean - sơ-mi trắng, nữ sơ-mi trắng kết hợp cùng chân váy đen, những khuôn mặt ngời sáng  tha hồ thể hiện nét tinh nghịch trong các hoạt cảnh kéo co, xếp hình tên lớp, hình trái tim, tặng hoa lẫn nhau. Bộ ảnh sinh động này do chính bạn Nguyễn Duy Thi (22 tuổi), thành viên trong lớp chụp và làm hậu kỳ bởi đã có sẵn máy ảnh. Thi cho hay, để có được 30 kiểu ưng ý nhất, lớp đã mất hẳn một buổi chiều quậy tưng bừng ở sân bóng đá, sân bóng chuyền, các lớp học của nhà trường. Thi chú trọng chụp những khoảnh khắc tự nhiên, ngẫu hứng nhất để các thành viên đều thể hiện được cá tính của mình.

Bộ ảnh kỷ yếu của các bạn học sinh lớp 12A5, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn gây ấn tượng mạnh với màu áo thiên thanh. Bộ ảnh giản dị, hồn nhiên với hình ảnh các bạn “quẩy” hết cỡ khi vật tay, nhảy cao, kéo co,… được ghi lại ở những địa điểm đặc trưng trong khuôn viên trường như sân bóng đá, sân bóng rổ, hành lang vòng xuyến, hồ nước.

Trên Fanpage Lê Quý Đôn-Tình yêu tôi, bạn Vịnh Lưu (18 tuổi), thành viên lớp 12A5 xúc động viết: “Một bộ ảnh chẳng thể nói hết 3 năm ở Lê Quý Đôn, chẳng viết hết được những yêu thương, chẳng lột tả được những kỷ niệm cùng nhau. Tình cảm là thật, ảnh cũng thật. Mọi thứ tự nhiên nhất, đó mới là cái đáng để nhớ, để lưu giữ”.

Rồi một ngày nào đó ở tương lai, bạn mở bộ ảnh cũ kỹ và nói với con mình rằng: “Bức ảnh này nè, ông chú mập này hồi xưa hay ăn hiếp bố”; hay “Cái cô dễ thương này ngày xưa là bạn thân của mẹ, còn ông chú kia đã từng tương tư mẹ mười mấy năm trước”. Rồi đến lúc phải mỉm cười, “Ừ, với bây giờ, đó chỉ là quá khứ”.

BÌNH AN

;
.
.
.
.
  • Chiếc thuyền của lứa đôi Việt - Nhật
    Khu không gian văn hóa Việt Nam - Nhật Bản ở Quảng trường Sông Hoài, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An đang trưng bày một chiếc thuyền buồm sơn son với lối kiến trúc cổ xưa khá đẹp. Đây là chiếc thuyền buôn do người Nhật Bản phục dựng để trưng bày ở thành phố Nagasaki từ nhiều năm qua nhằm thể hiện mối bang giao, tình hữu nghị hai nước Việt - Nhật đã có từ lâu đời.
    .
  • Chuyện ông Thất Sáu
  • Ruộng bậc thang 'ở lưng chừng núi'
.
  • Rượu Bàu Đá
    Công viên 29-3 Đà Nẵng từng diễn ra Festival "Làng nghề Việt 2009" với sự tham gia của 60 làng nghề tiêu biểu của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tôi nhớ về rượu lần đó có 3 đại diện gồm: rượu Làng Vân, Bàu Đá, Gò Đen. Rượu Bàu Đá nổi trội ra sao mà được đại diện cho miền Trung? Hai loại rượu kia có gì đặc biệt? (Phan Mỹ, Hòa Vang, Đà Nẵng).
    .
  • Sơ học Yếu lược thời Pháp thuộc
  • Tháp Bánh Ít
.
  • Màu hoa đỏ tháng Tư
    Tháng Tư, giàn hoa giấy trước nhà ông Năm đỏ rực. Ai ngang qua cũng ngoái cổ nhìn rồi xuýt xoa khen chủ nhà mát tay trồng được giàn hoa đẹp quá. Mấy bà hàng xóm thường nói, ông Năm già rồi mà lãng mạn quá chừng, suốt ngày chăm chút cho mấy cây bông. Mỗi lần nghe, ông Năm chỉ móm mém cười mà không nói gì. Dưới giàn hoa giấy ông kê cái bàn tre, sáng nào cô con gái tên Hạnh cũng pha cho ông tách trà. Ông vừa nhâm nhi vừa ngó lên những cụm hoa khoe màu trong nắng rồi nghĩ ngợi xa xăm.
    .
  • Các khối lực lượng vũ trang hợp luyện diễu binh, diễu hành
  • Người má
.

Đọc nhiều

.
.