.

Train to Busan: Khai thác sâu bản chất con người

.

Trung tuần tháng 8, những khán giả Việt Nam trung thành với điện ảnh xứ sở kim chi sẽ được thưởng thức bộ phim ăn khách nhất của điện ảnh Hàn Quốc năm 2016 với tựa đề “Train to Busan” (tên tiếng Việt: Chuyến tàu sinh tử). Trước khi khởi chiếu tại Việt Nam, “Chuyến tàu sinh tử” đã thu về 72,7 triệu USD ở quê nhà và từng gây tiếng vang tại Liên hoan phim Cannes hồi tháng 5 vừa qua. Tuy là bộ phim dài đầu tay của đạo diễn trẻ Yeon Sang-ho nhưng anh đã làm nên thành công khiến các nhà làm phim châu Âu và Mỹ thi nhau mua kịch bản để làm lại.

Một cảnh trong bộ phim “Chuyến tàu sinh tử”.
Một cảnh trong bộ phim “Chuyến tàu sinh tử”.

Lấy bối cảnh bó hẹp về không gian diễn ra trên chuyến tàu tới Busan, song bộ phim đã khắc họa được cả một cuộc chiến chống lại dịch bệnh khủng khiếp biến con người trở thành những xác sống khát máu. Cũng như nhiều phim Hàn Quốc, “Chuyến tàu sinh tử” hấp dẫn không chỉ nhờ kịch tính mà còn thu hút bởi khả năng “mua nước mắt” qua thông điệp nhân văn của tình cha con. Trong phim, một loại virus bí ẩn bất ngờ lây lan tại Hàn Quốc, biến người bình thường trở thành xác sống, mất hết lý trí và chỉ còn biết tấn công kẻ khác. Những vụ bạo loạn do xác sống liên tục xảy ra trên diện rộng, nhưng được chính phủ che đậy bằng lý do khủng bố. Lúc này, một chuyến tàu bình thường xuất phát từ Seoul đi Busan không hề hay biết hiểm họa đang cận kề bên mình, cho đến khi những kẻ nhiễm bệnh bất ngờ xuất hiện và tấn công từ hành khách tới tiếp viên. Bộ phim đã tập trung vào khai thác về những hành khách tìm cách sinh tồn trước những thây ma chỉ biết cắn giết, lây lan bệnh dịch.

Là phim bom tấn đầu tiên của điện ảnh Hàn Quốc mang đề tài xác sống (zombie), đạo diễn trẻ Yeon Sang Ho đã quyết định lựa chọn lối đi an toàn khi thực hiện một bộ phim trung thành nhất với những ý tưởng sơ khai ban đầu của thể loại này. Anh không tham lam tìm cách đưa vào yếu tố phá cách mà tập trung phát huy những giá trị truyền thống rất đỗi cơ bản. Tuy câu chuyện rất đơn giản dựa trên mô-típ kinh điển của dòng zombie nhưng lại được xây dựng trên một kịch bản khá chặt chẽ, chi tiết và súc tích. Hầu hết các chi tiết được tính toán rất cẩn thận tạo nên mạch cảm xúc liên tục cho người xem. Đạo diễn đã đi sâu khai thác mảng tối bên trong mỗi con người trong trận chiến sinh tồn. Do đó, bộ phim không chỉ đơn thuần là trận chiến chống lại đám xác sống điên dại, mà còn là trận chiến giữa người với người. Khi thảm họa xảy ra, bản chất con người mới được bộc lộ rõ ràng và đạo diễn đã thành công khi thể hiện bản chất tâm lý đặc trưng của từng nhân vật, từ đó tạo ra những xung đột cần thiết và hợp lý.

Một điểm sáng nữa của bộ phim là hệ thống nhân vật ấn tượng. Mỗi nhân vật trong phim đều được xây dựng rất chân thực và khéo léo chỉ qua vài chi tiết miêu tả ngắn gọn. Tất cả các nhân vật đều có đất diễn nhất định, không có ai bị lép vế hay đuối sức. Đạo diễn Yeon Sang Ho đã thành công khi gắn kết được cảm xúc của khán giả với mọi nhân vật trong phim. Và mỗi nhân vật trở thành một câu chuyện nhỏ đáng nhớ trong tổng thể câu chuyển lớn của bộ phim. Chính nhờ vậy mà khán giả càng đồng cảm hơn với bản thân mỗi nhân vật và chăm chú dõi theo họ qua từng thử thách cho đến tận cùng của bộ phim.

ĐOÀN GIA HUY

;
.
.
.
.
  • Chiếc thuyền của lứa đôi Việt - Nhật
    Khu không gian văn hóa Việt Nam - Nhật Bản ở Quảng trường Sông Hoài, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An đang trưng bày một chiếc thuyền buồm sơn son với lối kiến trúc cổ xưa khá đẹp. Đây là chiếc thuyền buôn do người Nhật Bản phục dựng để trưng bày ở thành phố Nagasaki từ nhiều năm qua nhằm thể hiện mối bang giao, tình hữu nghị hai nước Việt - Nhật đã có từ lâu đời.
    .
  • Chuyện ông Thất Sáu
  • Ruộng bậc thang 'ở lưng chừng núi'
.
  • Rượu Bàu Đá
    Công viên 29-3 Đà Nẵng từng diễn ra Festival "Làng nghề Việt 2009" với sự tham gia của 60 làng nghề tiêu biểu của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tôi nhớ về rượu lần đó có 3 đại diện gồm: rượu Làng Vân, Bàu Đá, Gò Đen. Rượu Bàu Đá nổi trội ra sao mà được đại diện cho miền Trung? Hai loại rượu kia có gì đặc biệt? (Phan Mỹ, Hòa Vang, Đà Nẵng).
    .
  • Sơ học Yếu lược thời Pháp thuộc
  • Tháp Bánh Ít
.
  • Màu hoa đỏ tháng Tư
    Tháng Tư, giàn hoa giấy trước nhà ông Năm đỏ rực. Ai ngang qua cũng ngoái cổ nhìn rồi xuýt xoa khen chủ nhà mát tay trồng được giàn hoa đẹp quá. Mấy bà hàng xóm thường nói, ông Năm già rồi mà lãng mạn quá chừng, suốt ngày chăm chút cho mấy cây bông. Mỗi lần nghe, ông Năm chỉ móm mém cười mà không nói gì. Dưới giàn hoa giấy ông kê cái bàn tre, sáng nào cô con gái tên Hạnh cũng pha cho ông tách trà. Ông vừa nhâm nhi vừa ngó lên những cụm hoa khoe màu trong nắng rồi nghĩ ngợi xa xăm.
    .
  • Các khối lực lượng vũ trang hợp luyện diễu binh, diễu hành
  • Người má
.

Đọc nhiều

.
.