.

Lựa chọn Đà Nẵng

.

Với mục đích đưa bạn bè quốc tế đến với Việt Nam và đưa Việt Nam ra thế giới, Chính phủ đã đồng ý để Việt Nam được vận động đăng cai Đại hội Thể thao bãi biển châu Á (ABG 5 - 2016). Tại cuộc họp của Hội đồng Olympic châu Á (OCA) vào năm 2010, Việt Nam chính thức được trao quyền đăng cai ABG 5 và sau đó, tại ABG 4 (Phukhet, Thái Lan, năm 2014), Việt Nam nhận cờ đăng cai. Ban đầu, Bình Thuận, Khánh Hòa và Đà Nẵng được lựa chọn là những địa phương được quyền tổ chức ABG 5. Thế nhưng, qua khảo sát thực tế, với những thuận lợi về địa lý, khí hậu, giao thông, tiềm năng phát triển du lịch cũng như kinh nghiệm tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế, trên cơ sở đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đà Nẵng được Chính phủ lựa chọn là điểm đến của ABG 5, với thời gian từ 24-9 đến 3-10-2016.

Các tuyển thủ Việt Nam nỗ lực tập luyện cho mục tiêu thành công của đoàn Thể thao Việt Nam tại ABG 5.
Các tuyển thủ Việt Nam nỗ lực tập luyện cho mục tiêu thành công của đoàn Thể thao Việt Nam tại ABG 5.

Vinh dự là thành phố đăng cai, cũng đồng nghĩa với những trọng trách trong bối cảnh có quá nhiều khó khăn với thành phố chủ nhà. Nguồn kinh phí được phê duyệt và được cấp quá chậm; sự phối hợp của các bộ, ngành Trung ương không hoàn toàn suôn sẻ; tất cả như một thách thức với Đà Nẵng. Song giữa những trở ngại ấy, Đà Nẵng đã cho thấy sự nỗ lực tự thân rất lớn và đầy linh hoạt. Thay vì xây dựng một Làng VĐV, Đà Nẵng bố trí các đoàn VĐV ăn nghỉ tại các khách sạn từ 3 sao đến 5 sao dọc bờ biển và khá gần bờ biển. Thay vì các đoàn VĐV ở theo từng quốc gia, lần này, các VĐV được bố trí ở theo từng môn thi đấu. Như thế, việc di chuyển đến các địa điểm thi đấu sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, do các VĐV chỉ phải đi lại dọc theo trục đường Võ Nguyên Giáp - Hoàng Sa. Cách làm ấy của Đà Nẵng giúp giảm một khoản ngân sách Nhà nước khá lớn.

Từ những khó khăn về kinh phí, Đà Nẵng càng gặp nhiều trở ngại hơn trong việc triển khai các công việc được giao như phê duyệt và triển khai kịch bản lễ khai mạc - bế mạc, lễ thượng cờ và các nghi thức khác của Đại hội, không thể đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án chuẩn bị hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ tổ chức các môn thi trong chương trình Đại hội... Không để “cái khó” trở thành “vật cản”, ngành TDTT thành phố đã chủ động tham mưu và phối hợp với Ban tổ chức, các Tiểu ban chuyên môn ABG 5 Trung ương đề xuất, tham mưu ban hành và thực hiện những nội dung liên quan đến công tác chuẩn bị. Đồng thời, theo chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, ngành TDTT đã triển khai lắp đặt và tổ chức thành công Lễ khai trương đồng hồ đếm ngược trước một năm của ABG 5. Ngoài nhiệm vụ tổ chức thành công các cuộc họp về công tác chuẩn bị tại địa phương, công tác tuyên truyền, quảng bá được triển khai thường xuyên, liên tục. Đặc biệt, trong các sự kiện văn hóa - thể thao quốc gia và quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng, ngành TDTT rất linh hoạt trong việc lồng ghép tuyên truyền cho ABG 5. Nhờ đó, các công việc được giao theo kế hoạch chuẩn bị và tổ chức được triển khai đúng yêu cầu.

Qua những lần kiểm tra công tác chuẩn bị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Khánh Hải, Trưởng Ban Tổ chức ABG 5 Trung ương, đánh giá rất cao trách nhiệm của Đà Nẵng, thành phố đăng cai ABG 5. Trong đó, sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của UBND thành phố mang ý nghĩa quyết định. Gần đây nhất, khi có thông tin Đà Nẵng có thể chịu ảnh hưởng của cơn bão số 4, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo Sở Văn hóa - Thể thao (VH-TT) sớm có những giải pháp cần thiết để hạn chế tối đa những thiệt hại có thể của các công trình phục vụ ABG 5. Từ đó, Sở VH-TT chủ động có văn bản gửi Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Đà Nẵng (Ban QLDA), đề nghị các đơn vị thi công có phương án bảo đảm an toàn các công trình trước diễn biến không thuận lợi của thời tiết. Nhờ đó, mức độ thiệt hại của các công trình được hạn chế ở mức thấp nhất. Ngay sau khi cơn bão đi qua, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Đặng Việt Dũng kiểm tra ngay các công trình phục vụ việc tổ chức ABG 5; đồng thời, chỉ đạo các cơ quan liên quan hỗ trợ đơn vị thi công để các công trình được bàn giao đúng tiến độ, song vẫn đảm bảo kỹ thuật.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Đặng Việt Dũng khẳng định: “Với mục tiêu xây dựng thành phố trở thành một thành phố sự kiện, thông qua từng sự kiện, Đà Nẵng sẽ có cơ hội quảng bá hình ảnh và thương hiệu của mình cũng như thu hút thêm du khách đến với thành phố. Với việc được đăng cai tổ chức ABG 5, chúng tôi hy vọng, khi đến Đà Nẵng, bạn bè quốc tế sẽ cảm nhận được nhịp sống, văn hóa và con người nơi đây, để yêu hơn Đà Nẵng”.

NGUYÊN AN

;
.
.
.
.
  • Chiếc thuyền của lứa đôi Việt - Nhật
    Khu không gian văn hóa Việt Nam - Nhật Bản ở Quảng trường Sông Hoài, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An đang trưng bày một chiếc thuyền buồm sơn son với lối kiến trúc cổ xưa khá đẹp. Đây là chiếc thuyền buôn do người Nhật Bản phục dựng để trưng bày ở thành phố Nagasaki từ nhiều năm qua nhằm thể hiện mối bang giao, tình hữu nghị hai nước Việt - Nhật đã có từ lâu đời.
    .
  • Chuyện ông Thất Sáu
  • Ruộng bậc thang 'ở lưng chừng núi'
.
  • Rượu Bàu Đá
    Công viên 29-3 Đà Nẵng từng diễn ra Festival "Làng nghề Việt 2009" với sự tham gia của 60 làng nghề tiêu biểu của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tôi nhớ về rượu lần đó có 3 đại diện gồm: rượu Làng Vân, Bàu Đá, Gò Đen. Rượu Bàu Đá nổi trội ra sao mà được đại diện cho miền Trung? Hai loại rượu kia có gì đặc biệt? (Phan Mỹ, Hòa Vang, Đà Nẵng).
    .
  • Sơ học Yếu lược thời Pháp thuộc
  • Tháp Bánh Ít
.
  • Màu hoa đỏ tháng Tư
    Tháng Tư, giàn hoa giấy trước nhà ông Năm đỏ rực. Ai ngang qua cũng ngoái cổ nhìn rồi xuýt xoa khen chủ nhà mát tay trồng được giàn hoa đẹp quá. Mấy bà hàng xóm thường nói, ông Năm già rồi mà lãng mạn quá chừng, suốt ngày chăm chút cho mấy cây bông. Mỗi lần nghe, ông Năm chỉ móm mém cười mà không nói gì. Dưới giàn hoa giấy ông kê cái bàn tre, sáng nào cô con gái tên Hạnh cũng pha cho ông tách trà. Ông vừa nhâm nhi vừa ngó lên những cụm hoa khoe màu trong nắng rồi nghĩ ngợi xa xăm.
    .
  • Các khối lực lượng vũ trang hợp luyện diễu binh, diễu hành
  • Người má
.

Đọc nhiều

.
.