.

Viết ước mơ từ một mái hiên

.

Cách đây không lâu, đi vào kiệt 223 đường Nguyễn Chí Thanh quận Hải Châu, có thể bắt gặp ngay một gia đình với 5 thành viên mà chỗ ngủ của họ gói ghém lại dưới một mái hiên với diện tích nền chưa tới 6 mét vuông, bên cạnh cái giếng cũ chẳng còn ai dùng đến. Ở đó, Trần Trịnh Xuân Yến (sinh viên năm nhất khoa Kinh tế, Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng) thi đậu vào một trường đại học nhưng đành gác ước mơ, chấp nhận học cao đẳng để có thể giảm bớt phần nào gánh nặng cho gia đình.

Xuân Yến bên xe nước mía của mẹ. Ảnh: Q.L
Xuân Yến bên xe nước mía của mẹ. Ảnh: Q.L

Vào mỗi buổi sáng, Xuân Yến và mẹ lại hì hụi đẩy xe nước mía ra ngã tư gần nhà bán cho những người lại qua. Xe nước mía đã gắn bó với mẹ của Yến, chị Trịnh Thị Dung suốt nhiều năm và đây cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình 5 thành viên. Nhìn người phụ nữ gầy gò, lam lũ, người chồng tất bật sớm hôm và 3 đứa con vâng lời, học giỏi, người dân xung quanh ai cũng yêu mến. Và hầu như ai cũng cảm thương cho cái cảnh không nhà của gia đình này. Anh Phúc, ba Xuân Yến cũng bươn chải kiếm thêm tiền lo cho gia đình bằng bộ đồ nghề bơm sửa xe và mấy cuốc xe thồ mà anh mời gọi hằng ngày. Ước mơ của những người nghèo khổ đâu phải ngoài bữa cơm, ly nước qua ngày cho bản thân và các con. Và hiển nhiên mái nhà để làm chốn ở cho gia đình, nơi sum họp của các thành viên vẫn là điều gì đó quá xa xăm đối với gia đình anh Phúc trong suốt nhiều năm qua.

Không đành lòng nhìn ba mẹ quá vất vả, Xuân Yến bỏ việc học đại học với kinh phí mà gia đình không thể nào lo nổi, em còn đi làm thêm nhiều việc, nhiều nơi để có tiền đóng học phí tại Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng và hỗ trợ phần nào đó tiền học cho các em.

Xuân Yến xin làm công việc bưng bê tại một quán cà-phê trên đường Nguyễn Văn Linh. Nhìn đôi bàn tay thoăn thoắt, đôi chân nhanh nhẹn và ánh mắt sáng của Xuân Yến mới thấy được những nỗ lực vượt bậc của em trong suốt nhiều năm qua. Cô gái bé nhỏ đã cố gắng giấu nỗi tủi thân vào tận đáy lòng, cố gắng học giỏi, hỗ trợ bố mẹ chăm sóc các em. Mỗi tối sau khi xong việc, Yến lại tất tả chạy về con hẻm nhỏ để có thể xin được một chỗ ngủ qua đêm. Nếu ngủ ngoài hiên, không chỉ có sương gió mà hẳn sẽ có nhiều điều bất tiện. Chị Hoàng Thị Thu Thảo đang sống tại tổ 14, phường Hải Châu I, quận Hải Châu, hàng xóm của Yến luôn là người mở cửa chào đón em dù nhà chị cũng không rộng rãi gì mà lại đông người. Chị Thảo chia sẻ: “Thấy nhà Yến khó khăn đến chỗ ngủ còn không có, nương nhờ khắp nơi mà Yến lại chăm chỉ, học giỏi nên thương, nhà không rộng nhưng vẫn cho ngủ nhờ”.

Lo xong được chỗ ngủ, Xuân Yến lại dành thời gian ra giúp mẹ bán nước mía và dọn hàng buổi tối. Công việc trong ngày của cô gái nhỏ cứ xoay vần không lúc nào ngơi nghỉ, trong khi em mới chỉ bước vào năm thứ nhất, còn quá nhiều nỗi bất an nơi ăn chốn ở, cơm áo, học hành phía trước đè nặng lên tâm hồn cô sinh viên.

Đồng cảm với hoàn cảnh của gia đình Xuân Yến, ghi nhận những nghị lực và thành tích của em, vừa qua, chương trình Viết tiếp ước mơ do Hội Từ thiện và Bảo vệ trẻ em Đà Nẵng, Đài PT-TH Đà Nẵng cùng với Công ty Cổ phần Thép Dana-Ý đã đến với Xuân Yến và hỗ trợ gia đình em 20 triệu đồng. Đây là món quà giúp Xuân Yến giảm đi phần nào áp lực chi phí trong những năm học tới. Và niềm vui không chỉ dừng lại ở đó, tháng 10 vừa qua, gia đình em Yến đã được phê duyệt một căn chung cư. 5 thành viên trong gia đình Xuân Yến đã có một nơi đi chốn về của riêng mình.

Xuân Yến mong sau khi học xong, ra trường tìm được việc làm để phụ giúp gia đình. Chặng đường đến với ước mơ còn dài và nhiều chông gai, Xuân Yến vẫn rất cần những sự hỗ trợ, giúp đỡ từ nhiều phía, nhưng quan trọng nhất, vẫn là niềm tin, sự cố gắng từng ngày từng giờ ở chính bản thân Xuân Yến và gia đình. Bởi, cứ tin đi, đâu đó người ta đã thấy, hoa vẫn nở trên những mảnh đất cằn.

QUỲNH LINH

;
.
.
.
.
  • Chiếc thuyền của lứa đôi Việt - Nhật
    Khu không gian văn hóa Việt Nam - Nhật Bản ở Quảng trường Sông Hoài, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An đang trưng bày một chiếc thuyền buồm sơn son với lối kiến trúc cổ xưa khá đẹp. Đây là chiếc thuyền buôn do người Nhật Bản phục dựng để trưng bày ở thành phố Nagasaki từ nhiều năm qua nhằm thể hiện mối bang giao, tình hữu nghị hai nước Việt - Nhật đã có từ lâu đời.
    .
  • Chuyện ông Thất Sáu
  • Ruộng bậc thang 'ở lưng chừng núi'
.
  • Rượu Bàu Đá
    Công viên 29-3 Đà Nẵng từng diễn ra Festival "Làng nghề Việt 2009" với sự tham gia của 60 làng nghề tiêu biểu của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tôi nhớ về rượu lần đó có 3 đại diện gồm: rượu Làng Vân, Bàu Đá, Gò Đen. Rượu Bàu Đá nổi trội ra sao mà được đại diện cho miền Trung? Hai loại rượu kia có gì đặc biệt? (Phan Mỹ, Hòa Vang, Đà Nẵng).
    .
  • Sơ học Yếu lược thời Pháp thuộc
  • Tháp Bánh Ít
.
  • Màu hoa đỏ tháng Tư
    Tháng Tư, giàn hoa giấy trước nhà ông Năm đỏ rực. Ai ngang qua cũng ngoái cổ nhìn rồi xuýt xoa khen chủ nhà mát tay trồng được giàn hoa đẹp quá. Mấy bà hàng xóm thường nói, ông Năm già rồi mà lãng mạn quá chừng, suốt ngày chăm chút cho mấy cây bông. Mỗi lần nghe, ông Năm chỉ móm mém cười mà không nói gì. Dưới giàn hoa giấy ông kê cái bàn tre, sáng nào cô con gái tên Hạnh cũng pha cho ông tách trà. Ông vừa nhâm nhi vừa ngó lên những cụm hoa khoe màu trong nắng rồi nghĩ ngợi xa xăm.
    .
  • Các khối lực lượng vũ trang hợp luyện diễu binh, diễu hành
  • Người má
.

Đọc nhiều

.
.