Giải thưởng "Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã"

.

Giải thưởng “Wildlife Photographer of the Year 2018” (Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã năm 2018) thuộc về nhiếp ảnh gia Hà Lan Marsel van Oosten, đoạt giải thưởng lớn nhất với hình ảnh The Golden Couple (Cặp đôi vàng). Triển lãm nhiếp ảnh động vật hoang dã hằng năm lần này là điểm nhấn trong năm nay tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, London. 

The Golden Couple (Cặp đôi vàng)-Ảnh của Marsel van Oosten, Hà Lan.
The Golden Couple (Cặp đôi vàng)-Ảnh của Marsel van Oosten, Hà Lan.

Triển lãm giới thiệu ảnh cận cảnh một con thằn lằn có sừng ở vùng núi Pahang, Malaysia; một con sư tử cái vỗ nước từ một hồ nước ở Zambia; và một đám chó meerkat đứng lên chống lại một con rắn ở Namibia… Cuộc thi thu hút tác phẩm ảnh của chuyên gia và nghiệp dư trên 95 quốc gia. Có 100 hình ảnh lọt vào danh sách chiến thắng.

The Golden Couple - Cặp đôi vàng của Marsel van Oosten, Hà Lan. Giải thưởng lớn 2018 thuộc loại chân dung động vật: Một con khỉ đực bên cạnh con khỉ cái, mũi vàng ngồi trên tảng đá nằm sâu trong rừng Qinling của Trung Quốc. Hai con khỉ đã trở thành mục tiêu của Marsel sau nhiều ngày quan sát các sinh vật trong những tháng mùa xuân. Cuối cùng sự kiên trì của anh đã được đền đáp bằng món quà hoàn hảo, với bối cảnh rừng huyền ảo giữa những ánh sáng lọt qua các tán lá.

Bức ảnh Cặp đôi vàng đánh bại hơn 45.000 ảnh dự thi và 18 người đoạt giải khác trong các hạng mục khác nhau để giành giải thưởng tổng thể, được trao tặng hằng năm bởi Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Anh. “Hình ảnh đẹp và nổi bật như một bức tượng. Đó là một lời nhắc nhở tượng trưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên và là một tác phẩm nghệ thuật xứng đáng được treo trong bất kỳ phòng trưng bày nào trên thế giới”, bà Roz Kidman Cox, Chủ tịch Ban giám khảo nói.

Marsel van Oosten sinh năm 1967, là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp Hà Lan, chuyên về nhiếp ảnh thiên nhiên và động vật hoang dã. Ông tốt nghiệp học viện nghệ thuật với bằng cử nhân nghệ thuật đồ họa. Tác phẩm ảnh của ông được trưng bày trong các phòng trưng bày và viện bảo tàng.

Khỉ Macque Nhật Bản - Ảnh của Marsel van Oosten.
Khỉ Macque Nhật Bản - Ảnh của Marsel van Oosten.

Ngoài ra, Marsel van Oosten có một bức ảnh thú vị khác: Khỉ Macaque Nhật Bản- Khỉ có kích thước trung bình, chủ yếu là có túi trên mặt và má dài để giữ thức ăn. Trong ảnh, chú khỉ đang sử dụng điện thoại. Chú khỉ đã đánh cắp chiếc điện thoại cầm tay của một du khách: Ánh sáng trên ảnh được phản chiếu từ mặt nước, chú khỉ đang giữ chiếc điện thoại trên tay và thao tác không khác con người. Bức ảnh đạt chất lượng cao vì chú khỉ chăm chú nhìn vào màn hình điện thoại.

Bed of seals (Những con hải cẩu nghỉ ngơi)-  Ảnh của Cristobal Serrano, Tây Ban Nha.
Bed of seals (Những con hải cẩu nghỉ ngơi)- Ảnh của Cristobal Serrano, Tây Ban Nha.

Bức ảnh Bed of seals (Những con hải cẩu nghỉ ngơi) của Cristobal Serrano, nhà nhiếp ảnh Tây Ban Nha, đoạt giải Động vật hoang dã 2018 ở hạng mục “Loài vật trong môi trường của chúng”. Một tảng băng nhỏ trong Kênh Errera ở mũi bán đảo Nam Cực cung cấp đủ chỗ cho một nhóm hải cẩu nghỉ ngơi trong khi các vết nứt bắt đầu xuất hiện trên mặt băng. Để chụp được bức ảnh này, nhiếp ảnh gia Cristobal Serrano đợi cho đến khi biển tương đối yên tĩnh trước khi phóng máy bay không người lái của mình lên không trung. Hình ảnh miêu tả nhóm hải cẩu nằm rải rác trên mặt băng trong trạng thái ngủ lơ mơ.

Mother defender  (Mẹ-Người che chở) - Ảnh của Javier Aznar González de Rueda, Tây Ban Nha.
Mother defender (Mẹ-Người che chở) - Ảnh của Javier Aznar González de Rueda, Tây Ban Nha.

Bức ảnh Mother defender (Mẹ-Người che chở) của Javier Aznar González de Rueda, Tây Ban Nha giành giải thưởng danh mục đầu tư về động vật hoang dã: Alchisme treehopper - Tên loài bọ nhảy ở trong cây sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Một hình chiếu cong, cao phía sau phần ngực con bọ tạo ra như một hình dạng gai góc để ngụy trang, bảo vệ đàn con, gia đình. Không giống như nhiều loài bọ khác, loài này luôn được bảo vệ bởi người mẹ. Thỉnh thoảng, bọ mẹ chấp nhận sự giúp đỡ từ một con bọ Alchisme treehopper khác, và thậm chí có thể để nó phụ trách một lúc, nhưng bà mẹ luôn luôn ở bên cạnh với gia đình cho đến khi lũ bọ con lớn.

Pipe owls (Chim cú con trong ống nước) - Ảnh của Arshdeep Singh (10 tuổi), Ấn Độ.
Pipe owls (Chim cú con trong ống nước) - Ảnh của Arshdeep Singh (10 tuổi), Ấn Độ.

Pipe owls (Chim Cú con trong ống nước) của Arshdeep Singh, Ấn Độ. Nhiếp ảnh gia “nhí” này chỉ 10 tuổi. Bức ảnh miêu tả trên đầu miệng một chiếc ống nước cũ, hai con chim cú con nép vào nhau, mắt chúng nhìn thẳng vào ống kính của Arshdeep.

Chú bé nhiếp ảnh gia Arshdeep Singh cùng với người cha lái xe ra khỏi Kapurthala, một thành phố ở bang Punjab, Ấn Độ, đang đi tìm săn bóng chim. Khi chú bé nhìn thấy một trong hai con chim cú nhảy vào đường ống, Arshdeep mượn máy ảnh của cha và ống kính télé.

Arshdeep đặt ống kính trên cửa sổ của chiếc xe và quỳ trên ghế chờ đợi. Không lâu sau, cả hai con chim cú ngước đôi mắt tròn xoe lên, tò mò nhìn. Mỗi con chim cao khoảng 20 cm. Arshdeep chọn cự ly trọng tâm và sử dụng một độ sâu trường để tách biệt hình ảnh hai chim cú với tòa nhà phía sau. Bức ảnh ra đời, nhà nhiếp ảnh nhỏ tuổi đã tạo ra một bức chân dung cận cảnh đặc trưng của một loài chim đã thích nghi với cuộc sống đô thị.

HOÀNG ĐẶNG (Theo CNN)    

;
.
.
.
.
.
.