The Hunchback of Notre Dame - Thằng gù ở Nhà thờ Đức Bà, cuốn tiểu thuyết của Victor Hugo lấy bối cảnh ở Paris thế kỷ 15 đã gợi lên cuộc sống thời trung cổ ở thành phố dưới triều đại của Louis XI. Câu chuyện về Quasimodo, người bị biến dạng khủng khiếp: gù lưng và có một cái mụn cóc khổng lồ che mắt trái, bị điếc do tiếng chuông lớn. Mặc dù Quasimodo bị ghét bỏ vì dị tật, nhưng anh ta lại là người tốt bụng. Anh yêu Esmeralda - người bị vị tổng giám mục đau khổ Claude Frollo kết án là phù thủy, cố gắng cứu cô bằng cách giấu cô trong tòa tháp của nhà thờ…
Nhà văn Victor Hugo (1802-1885). |
Sự hấp dẫn chính của cuốn sách là chi tiết nhà thờ Gothic (kiến trúc gothic, một phong cách phát triển mạnh mẽ ở châu Âu trong thời trung cổ, phát triển từ kiến trúc La Mã và được hoàn thiện bằng kiến trúc Phục hưng). Victor Hugo nghĩ rằng các tính năng siêu phàm của Nhà thờ Đức Bà có thể đưa chúng ta lên một tầm cao mới, cả về thể chất và tinh thần, từ đó chúng ta có thể cảm nhận được mối liên hệ mật thiết với thế giới. Gần hai thế kỷ sau, những lời ẩn dụ của ông vẫn buộc chúng ta phải lưu tâm đến nhà thờ với sự tôn kính và e sợ.
Bìa sách Thằng gù ở Nhà thờ Đức Bà của Victor Hugo. |
Victor Hugo đã viết The Hunchback of Notre Dame, một phần để nâng cao nhận thức về kiến trúc Gothic bị đánh giá thấp ở Paris. Nhà thờ Đức Bà là minh chứng cho thực tế trong thành phần đa dạng của nó. Những tòa nhà vĩ đại, giống như những ngọn núi vĩ đại, là công trình của nhiều thế kỷ, theo Hugo. Theo đó, mỗi làn sóng thời gian trôi xuống là mỗi lần bồi đắp thêm phù sa cho nó. Lịch sử phổ quát của nhân loại có thể được viết từ những mối hàn nối tiếp nhau theo nhiều phong cách khác nhau ở các cấp độ khác nhau. Nhà thờ vì thế là một thành tựu chung chứ không phải là thành tựu cá nhân: hoành tráng nhưng không vượt trội, và sinh động, lôi cuốn hơn là lạnh nguội như đá tảng.
Hugo ví những chiến công của con người với sự lao động phi thường của loài ong, vì đối với ông, cả xã hội và thiên nhiên đều bị điều khiển bởi cùng một lực lượng bí ẩn. Nhà thờ Đức Bà rộng nhất, đẹp nhất, là một biểu tượng nhân ái chứ không đơn giản là thuộc về của riêng ai. Ở những khía cạnh này, Hugo hình dung Nhà thờ Đức Bà là trái tim của một nền văn minh đang dần hé mở, trong đó cộng đồng và sự nhân ái có thể chiến thắng sự bất bình đẳng.
Nhà thờ Đức Bà ở Paris vào khoảng năm 1900. |
Tại trung tâm của Paris, Nhà thờ Đức Bà thực sự là một sự hiện diện thống nhất. Hugo mời người đọc trèo lên các tòa tháp của nhà thờ và hòa mình vào sự hài hòa của thủ đô, nhiều tiếng chuông vang lên biến thành phố thành một dàn nhạc giao hưởng. Đó là một hình ảnh lãng mạn hóa rõ rệt, thể hiện các giá trị tiến bộ của Cách mạng Pháp - tự do, bình đẳng, tình huynh đệ - như một đạo đức cho tất cả nhân loại, không phân biệt quốc tịch.
Nhà thờ Đức Bà Paris chìm trong lửa ngày 15-4-2019. |
Bradley Stephens, nghiên cứu và giảng dạy văn học Pháp tại Đại học Bristol gần đây vừa xuất bản cuốn tiểu sử về Victor Hugo, ông viết “Mong muốn này là lý do tại sao cuốn tiểu thuyết Thằng gù ở Nhà thờ Đức Bà đã đứng đầu danh sách bán chạy nhất của Amazon tại Pháp. Sau vụ cháy vào ngày 15-4, để tôn vinh những người lính cứu hỏa đã cứu nhà thờ khi ngọn lửa ngùn ngụt bùng lên, các trích đoạn câu chuyện đã được lưu hành và đọc thuộc nhiều nơi trên thế giới, bao gồm cả trong buổi lễ lớn tại Paris. Nó cũng giúp giải thích lý do tại sao Nhà thờ Đức Bà là điểm du lịch được ghé thăm nhiều nhất và tại sao có quá nhiều tranh luận về việc tái thiết và các khoản đóng góp từ thiện mà nó đã nhận được”.
HOÀNG ĐẶNG (theo The Guardian)