.

Từ Dũ hay Từ Dụ?

* Chuyên mục Cửa sổ Tri thức trên Đà Nẵng cuối tuần số ra ngày 8-2 vừa qua có nói về từ Dụ hậu đã được đọc trại thành Dũ hậu (trong Quang tiền, Dũ hậu). Xin cho hỏi, tên bà Từ Dũ mẹ vua Tự Đức đúng ra phải được ghi là Từ Dụ?  (Nguyễn Minh, Sơn Trà, Đà Nẵng).

- Như chúng tôi đã nói ở số báo ra ngày 8-2 vừa qua, trong chữ Hán không có từ Dũ mà chỉ có từ Dụ; tính từ có nghĩa là giàu có, dư giả; động từ có nghĩa là đối xử nhân từ, độ lượng như trong Từ Dụ (Hoàng Thái hậu) - tên hiệu được vua Tự Đức truyền di chiếu tấn tôn cho mẹ mình.

Hiện nhiều sách báo, tài liệu ghi nhầm tên bà thành Từ Dũ, trong khi đúng ra phải được ghi là Từ Dụ. Ở Sài Gòn có một bệnh viện phụ sản lớn nhất cũng được đặt tên là Từ Dũ.

Từ Dụ Hoàng Thái hậu mất năm 1902 thì 9 năm sau, 1913, soạn giả Nguyễn Liên Phong đã cho in sách Từ Dụ - Hoàng Thái hậu truyện.

Ngày nay, Wikipedia tiếng Việt cũng tập hợp nhiều nguồn tư liệu và ghi tên bà là Từ Dụ Hoàng thái hậu (慈裕皇太后). Bách khoa Toàn thư mở này đã dẫn một câu chép trong sách Đại Nam Thực lục Chính biên, trong Thực lục về Dực Tông Anh hoàng đế: “Con thứ hai vua Hiến Tổ Chương hoàng đế... mẹ là Từ Dụ, Bác huệ Khang thọ Thái hoàng Thái hậu...”.

Website Việt Nam gia phả ghi rõ ràng hơn: “Đúng ra tên hiệu của bà là Từ Dụ, theo nghĩa chữ Hán là nhân từ và độ lượng. Nhưng về sau, không hiểu do một sự nhầm lẫn nào đó, người ta viết chữ Dụ thành và trở thành thói quen không thay đổi...”.

Vì sao Dụ lại phát âm thành ?

Theo chúng tôi, thứ nhất do người Huế (Nhà Nguyễn đóng đô ở Huế) phát âm không phân biệt giữa Dụ và Dũ; thứ hai do âm của từ dụ đọc lên nghe không được thanh (nó gần với một từ thông tục) nên người Huế nói riêng, người miền Trung nói chung, đọc trại thànhđể tỏ lòng tôn kính Hoàng Thái hậu mẹ vua Tự Đức.

Như đã nói trên, Từ Dụ là tên hiệu được vua Tự Đức truyền di chiếu tấn tôn cho mẹ mình. Tự Đức là ông vua rất có hiếu với cha mẹ. Nhà vua tự đặt ra thông lệ, hằng tháng ngày chẵn thiết triều, ngày lẻ vào thăm mẹ. Trong suốt 36 năm ở ngôi, nhà vua thường vẫn như thế, không sai chút nào. Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim đã chép về chuyện này như sau:

“Đức Từ Dụ thuộc sử sách đã nhiều mà biết việc đời cũng rộng. Khi Đức Từ Dụ ban câu chi hay, thì ngài (vua Tự Đức – ĐNCT) biên ngay vào một quyển giấy gọi là Từ Huấn Lục.

Một hôm rảnh việc nước, ngài ngự săn bắn tại rừng Thuận Trực, gặp phải khi nước lụt. Còn hai ngày nữa thì có kỵ đức Hiến Tổ, mà ngài ngự chưa về. Đức Từ Dụ nóng ruột, sai quan đại thần là Nguyễn Tri Phương đi rước. Nguyễn Tri Phương đi được nửa đường, vừa gặp thuyền ngự đương chèo lên, mà nước thì chảy mạnh, thuyền không đi mau được. Gần tối thuyền ngự mới tới bến. Khi ấy trời đang mưa, mà ngài vội vàng lên kiệu trần đi thẳng sang cung, lạy xin chịu tội. Đức Từ Dụ ngồi xoay mặt vào màn, chẳng nói chẳng rằng chi cả. Ngài lấy một cây roi mây, dâng lên để trên ghế trát kỷ rồi ngài nằm xuống xin chịu đòn. Cách một hồi lâu, đức Từ Dụ xoay mặt ra lấy tay hất cái roi mà ban rằng: Thôi, tha cho! Đi chơi để cho quan quân cực khổ thì phải ban thưởng cho người ta, rồi sớm mai đi hầu kỵ”.

Bà thật xứng đáng với mỹ hiệu Từ Dụ, theo nghĩa chữ Hán là nhân từđộ lượng.

ĐNCT

;
.
.
.
.
.
.
.

Đọc nhiều

.
.