.

Độc đáo chùa Khmer ở Bạc Liêu

.

Cũng như nhiều chùa Phật giáo Nam Tông ở Nam Bộ, chùa của đồng bào Khmer tại Bạc Liêu thờ Phật Thích Ca với lối kiến trúc độc đáo. Trong số 22 ngôi chùa Khmer ở tỉnh này, đặc sắc nhất phải kể đến 2 ngôi chùa có hơn 130 năm tuổi: chùa Ghositaram ở ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi và chùa Kouphir Sakor Prekchrou tọa lạc bên tuyến ĐT 31, ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu.

Đà Nẵng cuối tuần giới thiệu nét độc đáo của hai ngôi chùa này qua những hình ảnh do nhà báo Nguyễn Thành (Báo Đà Nẵng) thực hiện.

Chính điện mới được xây dựng từ sau năm 2000 trên diện tích 427,5m2, cao 36,3m, được xem là chính điện  Phật giáo Nam Tông lớn nhất Nam Bộ. Chính điện của chùa Khmer Nam Bộ thiết kế theo hướng đông - thể hiện con đường tu thành chính quả của Đức Phật Thích Ca từ tây sang đông. Đan xen giữa hàng cột trụ chạm khắc tinh xảo là những bức phù điêu mô tả các điển tích của Đức Phật từ lúc sơ sinh cho đến khi thành đạo, được thể hiện sống động với màu sắc rực rỡ.
Chính điện mới được xây dựng từ sau năm 2000 trên diện tích 427,5m2, cao 36,3m, được xem là chính điện Phật giáo Nam Tông lớn nhất Nam Bộ. Chính điện của chùa Khmer Nam Bộ thiết kế theo hướng đông - thể hiện con đường tu thành chính quả của Đức Phật Thích Ca từ tây sang đông. Đan xen giữa hàng cột trụ chạm khắc tinh xảo là những bức phù điêu mô tả các điển tích của Đức Phật từ lúc sơ sinh cho đến khi thành đạo, được thể hiện sống động với màu sắc rực rỡ.
Chùa Ghositaram (còn gọi là chùa Đầu, chùa Cù Lao) được xây dựng từ năm 1860. Chính điện cổ xưa của chùa này đã xuống cấp.
Chùa Ghositaram (còn gọi là chùa Đầu, chùa Cù Lao) được xây dựng từ năm 1860. Chính điện cổ xưa của chùa này đã xuống cấp.
Sala chùa Ghositaram – là nơi học tập của những người con Khmer. Theo tập tục của người Khmer, con trai lớn lên (khoảng 14-15 tuổi) phải vào chùa tu để báo hiếu cho cha mẹ, học kinh Phật và những kiến thức cần thiết cho cuộc sống, là ngôi trường dạy kiến thức phổ thông, dạy chữ Việt, chữ Khmer, dạy nhạc ngũ âm... Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tu, họ hoàn tục về đời thường, đem kiến thức phụ giúp gia đình, đền ơn công dưỡng dục của bậc sinh thành và phục vụ xã hội.
Sala chùa Ghositaram – là nơi học tập của những người con Khmer. Theo tập tục của người Khmer, con trai lớn lên (khoảng 14-15 tuổi) phải vào chùa tu để báo hiếu cho cha mẹ, học kinh Phật và những kiến thức cần thiết cho cuộc sống, là ngôi trường dạy kiến thức phổ thông, dạy chữ Việt, chữ Khmer, dạy nhạc ngũ âm... Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tu, họ hoàn tục về đời thường, đem kiến thức phụ giúp gia đình, đền ơn công dưỡng dục của bậc sinh thành và phục vụ xã hội.
Chùa Kouphir Sakor Prekchrou (người Hoa gọi là chùa Xiêm Cán) được xây dựng ngày 7-5-1887 do sự đóng góp tiền bạc của hai vợ chồng giàu có nhất trong phum là ông Nên (63 tuổi) và bà Ngát (54 tuổi); cùng với đó là hơn 30 hộ dân khai thác rừng, lấy đất xây cất chùa. Kiến trúc của chùa theo kiểu Ankor; trên tường và trần trong ngôi chính điện cổ còn trang trí nhiều bức họa mô tả quá trình tu thành chính quả của Đức Phật Thích Ca.
Chùa Kouphir Sakor Prekchrou (người Hoa gọi là chùa Xiêm Cán) được xây dựng ngày 7-5-1887 do sự đóng góp tiền bạc của hai vợ chồng giàu có nhất trong phum là ông Nên (63 tuổi) và bà Ngát (54 tuổi); cùng với đó là hơn 30 hộ dân khai thác rừng, lấy đất xây cất chùa. Kiến trúc của chùa theo kiểu Ankor; trên tường và trần trong ngôi chính điện cổ còn trang trí nhiều bức họa mô tả quá trình tu thành chính quả của Đức Phật Thích Ca.
Bên cạnh gian chính điện, dưới bóng mát của vườn cây sao và thốt nốt hàng trăm năm tuổi là khu vực tháp thờ tro cốt. Người Khmer quan niệm rằng sống vào chùa gửi thân, chết vào chùa gửi cốt; sau khi qua đời thì thân xác được mang đi hỏa táng, đem cốt gửi vào chùa để thờ mong sớm siêu thoát.
Bên cạnh gian chính điện, dưới bóng mát của vườn cây sao và thốt nốt hàng trăm năm tuổi là khu vực tháp thờ tro cốt. Người Khmer quan niệm rằng sống vào chùa gửi thân, chết vào chùa gửi cốt; sau khi qua đời thì thân xác được mang đi hỏa táng, đem cốt gửi vào chùa để thờ mong sớm siêu thoát.

 

;
.
.
.
.
.