Đề xuất các phương án quy hoạch phát triển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

.

ĐNO - Ngày 11-10, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đồng chủ trì hội nghị Hội đồng điều phối vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ lần thứ 2.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà (đứng) phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: THÀNH LÂN - MAI QUẾ
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: T.LÂN - M.QUẾ

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là bước cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, thể hiện những định hướng lớn và cơ bản của các quy hoạch ngành quốc gia về tổ chức không gian phát triển.

Quy hoạch được lập trong bối cảnh Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3-11-2022 về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Qua đó giúp “mở đường”, tạo ra các động lực phát triển, tiềm năng phát triển, không gian phát triển mới của quốc gia, của vùng và thể hiện cụ thể trên phạm vi không gian của từng địa phương. Dưới góc độ quy hoạch, cần có cách xác định để lựa chọn các địa phương có điều kiện tự nhiên tương đồng, có thể hỗ trợ và phát huy thế mạnh lẫn nhau.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: THÀNH LÂN - MAI QUẾ
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: T.LÂN - M.QUẾ

Vì vậy, việc xác định các tiểu vùng là yếu tố quan trọng. Bên cạnh đó cần xác định thứ tự ưu tiên để quy hoạch lần lượt, ví dụ như ưu tiên các dự án có tính động lực của vùng, tạo ra sự lan tỏa và kết nối.

“Lâu nay chúng ta phát triển các dự án kinh tế - xã hội riêng lẻ của mỗi địa phương thì bây giờ chúng ta ưu tiên các dự án liên địa phương thuộc các tiểu vùng hoặc cả vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Hội nghị sẽ tập trung giải quyết những vấn đề còn vướng mắc hiện nay của vùng, qua đó hướng tới phát triển lâu dài”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, quy hoạch vùng hướng đến việc chủ động kiến tạo phát triển; tập trung xác định và giải quyết các vấn đề lớn, có tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh; để tái tổ chức không gian phát triển vùng và khai thác, phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển vùng nhanh, bền vững.

Đại diện tư vấn báo cáo tại hội nghị. Ảnh: THÀNH LÂN - MAI QUẾ
Đại diện tư vấn báo cáo tại hội nghị. Ảnh: T.LÂN - M.QUẾ

Quy hoạch vùng sẽ là cơ sở để các địa phương trong vùng liên kết, hợp tác; bao gồm việc đề xuất kế hoạch đầu từ công trung hạn giai đoạn 2026-2030, đặc biệt là các dự án lớn, có tính liên vùng.

Trong quá trình lập quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức các hội nghị giữa đơn vị tư vấn với các chuyên gia, nhà khoa học; tổ chức các đoàn khảo sát và làm việc với một số địa phương trong vùng; làm việc với các đơn vị quản lý chuyên môn của các bộ, ngành.

Hội nghị là bước tiếp theo rất quan trọng, để lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cho ý kiến trực tiếp về các nội dung chủ yếu của quy hoạch vùng, là cơ sở để đơn vị tư vấn tiếp thu, tiếp tục hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định quy hoạch vùng.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc xác định các nhiệm vụ trọng tâm cần phải giải quyết và các khâu đột phá của vùng; xác định hệ thống các cực tăng trưởng, vùng động lực, hành lang kinh tế, những ngành có lợi thế của vùng.

Xác định quy hoạch vùng không gian phát triển theo các tiểu vùng: tiểu vùng Bắc Trung Bộ, tiểu vùng Trung Trung Bộ và tiểu vùng Nam Trung Bộ. Phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng của vùng, trong đó trọng tâm là kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không và hàng hải... các đề xuất về phát triển khu chức năng trong vùng như hệ thống khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu du lịch…

Giải pháp và nguồn lực thực hiện quy hoạch, trong đó lưu ý về danh mục dự án liên kết vùng và liên kết liên vùng ưu tiên đầu tư; giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết vùng để tạo hiệu quả trong hợp tác phát triển vùng.

Theo đó, Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn óa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.

Chiều dài bờ biển gần 1.800km, chiếm hơn 55% bờ biển cả nước và nhiều cảng biển, cảng hàng không lớn nên có ý nghĩa quan trọng cho phát triển kinh tế biển và bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Các đại biểu quốc tế về dự buổi hội nghị. Ảnh: THÀNH LÂN - MAI QUẾ
Các đại biểu dự buổi hội nghị. Ảnh: T.LÂN - M.QUẾ

Trong giai đoạn vừa qua, toàn vùng đã đạt được nhiều kết quả, thành tích quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005-2020 bình quân 7,3%/năm, cao hơn tốc độ tăng cả nước cùng giai đoạn (6,36%/năm).

Quy mô kinh tế của vùng năm 2020 đạt 1.157 nghìn tỷ đồng, gấp 3,3 lần so với năm 2010.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ và công nghiệp là chủ đạo; một số ngành kinh tế cơ bản, nhất là các ngành kinh tế biển, các ngành có giá trị gia tăng cao được hình thành và phát triển; du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 1-8-2022 về Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị; Quốc hội thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia và Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đặc biệt, hiện nay đã có 86/110 quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia đã được thẩm định; trong đó có 16 quy hoạch ngành quốc gia và 5/14 quy hoạch tỉnh thuộc vùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hội nghị các ý kiến đánh giá, phản biện của các đại biểu đến từ các, bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương.

THÀNH LÂN - MAI QUẾ

;
;
.
.
.
.
.