Cuộc sống bên trong khu cách ly của bệnh nhân chạy thận

ĐNO - Khi khu vực 3 bệnh viện trung tâm thành phố bị phong tỏa, việc ra vào bệnh viện nhiều lần trong tuần trở thành mối hiểm nguy khôn lường đối với những bệnh nhân chạy thận nhân tạo, vì vậy, Bệnh viện Đà Nẵng đã thực hiện phương án đưa, đón và bố trí cho những bệnh nhân này tạm trú trong các khách sạn ở quận Sơn Trà để bảo đảm an toàn.

Từ chiều ngày 27-7 đến nay, hơn 300 bệnh nhân của Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Đà Nẵng được tạm trú an toàn trong các khách sạn khi Covid-19 diễn biến phức tạp. Khác với những bệnh nhân suy thận nặng phải nhập viện, những bệnh nhân này là những trường hợp bệnh nhẹ hơn, tuy nhiên, họ vẫn phải đều đặn tuần 3 lần/tuần đến Khoa Thận nhân tạo của Bệnh viện Đà Nẵng để chạy thận.

Mỗi ngày sẽ có 3 ca, mỗi ca từ 30 - 40 bệnh nhân đến ngày chạy thận được Bệnh viện Đà Nẵng cho xe đến đón vào bệnh viện. Khi nhóm bệnh nhân này chạy thận xong, bệnh viện lập tức đưa họ về tạm trú an toàn trong khách sạn trên quận Sơn Trà.
Mỗi ngày sẽ có 3 ca, mỗi ca từ 30 - 40 bệnh nhân đến ngày chạy thận được Bệnh viện Đà Nẵng cho xe đến đón vào bệnh viện. Khi nhóm bệnh nhân này chạy thận xong, bệnh viện lập tức đưa họ về tạm trú an toàn trong khách sạn tại quận Sơn Trà.
Những bệnh nhân suy thận thường là những người lớn tuổi, mắc kèm nhiều bệnh nền như thiếu máu, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch,… nên có sức đề kháng yếu, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, các nhân viên y tế và nhân viên khách sạn chăm sóc cho họ rất ân cần, chu đáo.
Những bệnh nhân suy thận thường là những người lớn tuổi, mắc kèm nhiều bệnh nền như thiếu máu, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch,… nên có sức đề kháng yếu, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, các nhân viên y tế và nhân viên khách sạn chăm sóc cho họ rất ân cần, chu đáo.
Bữa sáng của các bệnh nhân chạy thận nhân tạo thường do khách sạn chuẩn bị miễn phí, với khẩu phần ăn đa dạng, thay đổi liên tục nhưng vẫn bảo đảm đầy đủ chất dinh dưỡng.
Bữa sáng của các bệnh nhân chạy thận nhân tạo thường do khách sạn chuẩn bị miễn phí, với khẩu phần ăn đa dạng, thay đổi liên tục nhưng vẫn bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng.
Bữa trưa và bữa tối cho các bệnh nhân thường được các tổ chức từ thiện hỗ trợ, các tổ chức này sẽ đăng ký hỗ trợ qua quản lý khách sạn, sau đó khách sạn sẽ bố trí ngày giờ nhận hỗ trợ cụ thể của từng đơn vị để tránh lãng phí.
Bữa trưa và bữa tối cho các bệnh nhân thường được các tổ chức từ thiện hỗ trợ, các tổ chức này sẽ đăng ký hỗ trợ qua quản lý khách sạn, sau đó khách sạn sẽ bố trí ngày giờ nhận hỗ trợ cụ thể của từng đơn vị để tránh lãng phí.
Để bảo đảm an toàn, đồ ăn của các tổ chức từ thiện hỗ trợ mang đến sẽ được đặt trên một chiếc bàn bên cạnh hàng rào chắn trước khách sạn, sau đó nhân viên khách sạn ra nhận rồi mang lên cho các bệnh nhân.
Để bảo đảm an toàn, đồ ăn của các tổ chức từ thiện hỗ trợ mang đến sẽ được đặt trên một chiếc bàn bên cạnh hàng rào chắn trước khách sạn, sau đó nhân viên khách sạn ra nhận rồi mang lên cho các bệnh nhân.
Vào bữa trưa và bữa tối, các bệnh nhân không ra ngoài nhận đồ ăn mà sẽ được nhân viên y tế và nhân viên khách sạn mang đến tận phòng.
Vào bữa trưa và bữa tối, các bệnh nhân không ra ngoài nhận đồ ăn mà sẽ được nhân viên y tế và nhân viên khách sạn mang đến tận phòng.
Gõ cửa từng phòng để gọi bệnh nhân ra nhận đồ ăn, thức uống.
Gõ cửa từng phòng để gọi bệnh nhân ra nhận đồ ăn, thức uống.
Mỗi phòng sẽ có từ 2 đến 4 bệnh nhân cùng ở, hàng ngày các nhân viên y tế tới động viên, nhắc nhở các bệnh nhân ăn ngủ đúng giờ để bảo đảm sức khỏe. Trong ảnh: Nhân viên y tế nhắc nhở các bệnh nhân hạn chế ra ngoài, hạn chế tiếp xúc và đeo khẩu trang ngay khi ở trong phòng.
Mỗi phòng sẽ có từ 2 đến 4 bệnh nhân cùng ở, hàng ngày các nhân viên y tế tới động viên, nhắc nhở các bệnh nhân ăn ngủ đúng giờ để bảo đảm sức khỏe. Trong ảnh: Nhân viên y tế nhắc nhở các bệnh nhân hạn chế ra ngoài, hạn chế tiếp xúc và đeo khẩu trang ngay khi ở trong phòng.

 XUÂN DŨNG thực hiện

;
;
.
.
.
.