Đô thị Đà Nẵng- Hội An soi bóng sông Cổ Cò

.

Là con sông mang trong mình những giá trị văn hóa- lịch sử có vị trí là gạch nối giữa thành phố Đà Nẵng và phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam, sông Cổ Cò được đánh giá sẽ là điểm nhấn về không gian cảnh quan mới để đô thị Đà Nẵng và Hội An bứt phá phát triển toàn diện. 

Hình hài dòng sông kết nối Đà Nẵng – Hội An dần thành hình.
Hình hài dòng sông kết nối Đà Nẵng – Hội An dần thành hình.

Dòng sông Cổ Cò sắp hồi sinh

Tỉnh Quảng Nan và thành phố Đà Nẵng sở hữu con sông Cổ Cò được ví như dòng sông cổ tích trải dài từ sông Hàn Đà Nẵng tới biển Cửa Đại, thành phố Hội An. Để khơi dậy tiềm năng sông Cổ Cò, rất nhiều chính sách được đưa ra nhằm thúc đẩy phát triển đường thủy để khai thác tiềm năng du lịch, hình thành trục cảnh quan đô thị giữa hai khu vực.

Theo đó, trọng điểm là dự án nạo vét, thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò với mục tiêu hồi sinh dòng sông này, đồng thời quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội trong đó có quy hoạch đô thị của 2 địa phương cũng gắn với dòng sông này.

Hiện nay, sông Cổ Cò địa phận Đà Nẵng đã cơ bản khơi thông xong. Địa phận Quảng Nam cũng đã thông suốt từ Hội An đến Điện Bàn. Đoạn còn lại có chiều dài 19,5 km, với tổng kinh phí trên 1.500 tỷ đồng đi qua địa phận 4 khối phố của phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cũng đang khẩn trương triển khai, dự kiến dòng sông sẽ thông suốt trong năm 2023.

Điểm nhấn mới của đô thị Đà Nẵng và Hội An

Bên cạnh việc khơi thông dòng chảy, sông Cổ Cò cũng được thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam quy hoạch là trục phát triển mới, gắn với đô thị đẳng cấp và du lịch nghỉ dưỡng.

Trên tuyến sông này, tỉnh Quảng Nam đã khánh thành cầu Ông Điền bắc qua sông Cổ Cò nối thành phố Hội An và thị xã Điện Bàn vào ngày 29-4-2022 vừa qua. UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã phê duyệt xây dựng thêm cầu Nghĩa Tự và cầu Thôn 3 bắc qua sông Cổ Cò. Trong đó cầu thôn 3 phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam sẽ là trục giao thông quan trọng để kết nối các khu đô thị tại đây với 2 trục đường chính nối thành phố Đà Nẵng và phố cổ Hội An..

Sông Cổ Cò đoạn qua địa phận thành phố Đà Nẵng.
Sông Cổ Cò đoạn qua địa phận thành phố Đà Nẵng.

Ngoài các cây cầu đang triển khai, tỉnh Quảng Nam đã quy hoạch xây dựng thêm 2 cây cầu khác được tuyển chọn từ cuộc thi thiết kế là cầu Bãi Rồng 1 và Bãi Rồng 2 bắc qua sông Cổ Cò. Các cây cầu này xây dựng nhằm hoàn thiện hạ tầng giao thông, tạo điểm nhấn kiến trúc cho chuỗi đô thị dọc 2 bên sông và thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương.

Như vậy, không chỉ là nơi hình thành và phát triển trong quá khứ, sông Cổ Cò được thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam định hướng là trục phát triển quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới. 

Khu đô thị nằm trên đường vành đai Bắc Nam rộng 33m.
Khu đô thị nằm trên đường vành đai Bắc Nam rộng 33m.

Đáng chú ý, dự án đường vành đai Bắc Nam song song tuyến sông Cổ Cò sẽ sớm hoàn thiện trong giai đoạn 2021 – 2024, tạo trục giao thông xuyên tuyến kết nối giữa vùng Đông, vùng Tây khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của 2 địa phương.

Dọc dòng sông này tỉnh Quảng Nam đã quy hoạch các khu đô thị cao cấp và các khu du lịch nghỉ dưỡng. Còn Thành phố Đà Nẵng dọc sông đã hình thành nhiều khu đô thị cao cấp, sân golf, các điểm du lịch đường sông như Ngũ Hành Sơn, K20... Do đó mà khi sông Cổ Cò thông suốt vào năm 2023, mục tiêu biến dòng sông này trở thành một trong những con sông hướng Nam Bắc đẹp nhất Việt Nam của Đà Nẵng và Quảng Nam hoàn toàn khả thi.

Tại Hội thảo “Khơi thông sông Cổ Cò: Đột phá mới cho phát triển kinh tế - xã hội Quảng Nam và Đà Nẵng” diễn ra tại thành phố Hội An vào chiều ngày 8-12021, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Lê Trí Thanh cho biết, kỳ vọng của tỉnh Quảng Nam là biến sông Cổ Cò thành con sông đẹp nhất của Việt Nam. Theo ông Lê Trí Thanh, ý tưởng ban đầu về khơi thông sông Cổ Cò là để khơi thông một dòng sông lịch sử, chứ không nghĩ rằng sau này dự án lại có tác dụng vô cùng to lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, môi trường, lịch sử của hai địa phương.

“Sông Cổ Cò khi khơi thông, tôi tin rằng vùng đô thị kết nối giữa Quảng Nam và Đà Nẵng, mà trong đó nhất là khu đô thị Điện Nam, Điện Ngọc, một khu đô thị mở rộng của Hội An về phía Bắc và mở rộng đô thị Đà Nẵng về phía Nam sẽ được là đa dạng và phong phú thêm các giá trị. Sông Cổ Cò khi được khơi thông chắc chắn sẽ làm tiềm năng về phát triển du lịch nghỉ dưỡng dọc ven biển từ Đà Nẵng đến Hội An sống động và hấp dẫn hơn.

TÚ TRINH

;
;
.
.
.
.
.
Liên kết hữu ích