Hơn một thập kỷ qua, với sự góp sức của những nhà đầu tư có tầm, hàng loạt vùng đất đã “thay da đổi thịt”, đẹp lên từng ngày nhờ du lịch.
Những vùng đất đẹp lên nhờ du lịch
Trước năm 2015, dù trải qua nhiều lần xúc tiến du lịch, thị trấn mù sương Sa Pa (Lào Cai) vẫn cứ mang dáng vẻ lặng lẽ và yên bình không đổi với mỗi năm chỉ vài trăm ngàn lượt khách. Cho tới khi công trình cáp treo Fansipan được khánh thành, ngay năm đầu tiên, khách tới Sa Pa đã lần đầu tiên vượt mốc 1 triệu lượt.
Giai đoạn 2016-2019, lượng khách tới tỉnh Lào Cai tăng 144%. Cuối năm 2019, doanh thu từ du lịch của tỉnh là 19.200 tỷ đồng, gấp 4 lần so với năm 2016. Năm 2021, khi nói về những đổi thay của Sa Pa sau 5 năm cáp treo ra đời, ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa IX, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, từng phát biểu: "Sun World Fansipan Legend là công trình thế kỷ, đã góp phần to lớn thúc đẩy du lịch Sa Pa, Lào Cai nói riêng và các tỉnh Tây Bắc nói chung phát triển đúng hướng trong 5 năm qua”.
Từ chỗ chỉ có cáp treo Fansipan đạt 2 kỷ lục thế giới, Sa Pa giờ đây đã “lột xác” thành điểm đến tầm cỡ, với hàng loạt công trình đẳng cấp như: quần thể kiến trúc tâm linh kỳ vĩ, Hotel De La Couple, Mgallery Sa Pa đẳng cấp, tàu hỏa leo núi Mường Hoa, thung lũng hoa hồng lớn nhất Việt Nam, những vườn hoa bốn mùa rực rỡ… cùng hàng loạt sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao hấp dẫn khác như mùa giải “Vó ngựa trên mây”, show diễn “Vũ điệu trên mây”, Lễ hội Hoa Hồng… KDL Sun World Fansipan Legend đã vinh dự đạt danh hiệu hai năm liên tiếp (2019-2020) do World Travel Awards trao tặng.
Từng được xem là “trạm trung chuyển” với những xóm nhà chồ ven sông Hàn, tên tuổi Đà Nẵng giờ đây đã vươn tầm quốc tế. Nhắc đến Đà Nẵng, giờ đây người ta không chỉ nhắc đến điểm đến của lễ hội pháo hoa quốc tế mà còn là điểm đến nổi danh với những công trình, sản phẩm đẳng cấp, độc nhất vô nhị như: InterContinental Danang Sun Peninsula Resort - 4 năm liền đạt danh hiệu Khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới; Cầu Vàng - Cây cầu du lịch biểu tượng hàng đầu thế giới; Sun World Ba Na Hills - Công viên chủ đề hàng đầu thế giới. Sau những năm tháng ngủ đông vì dịch bệnh, du lịch Đà Nẵng lại đang tiếp tục tỏa sáng với hàng loạt sản phẩm, dịch vụ mới mẻ như: Thác Thần Mặt Trời, Cổng Thời Gian, Lâu đài Mặt Trăng, show diễn Trận chiến ở Vương quốc Mặt Trăng…
Không chỉ Lào Cai, Đà Nẵng, du lịch Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua đã và đang chứng kiến những cuộc chuyển mình đột phá của nhiều vùng đất khác như Phú Quốc, Quảng Ninh, Tây Ninh, Thanh Hóa… Sự vào cuộc của những nhà đầu tư chiến lược có tâm, có tầm như Tập đoàn Sun Group… đã đem đến một diện mạo vô cùng mới mẻ, xinh đẹp và đẳng cấp cho nhiều điểm đến.
Sự trỗi dậy của du lịch sau dịch và vai trò của những “đại bàng”
Ngành du lịch cả thế giới vừa trải qua một cơn địa chấn chưa từng có vì đại dịch Covid-19. Chỉ tính riêng thiệt hại của du lịch Việt Nam trong 2 năm qua đã đẩy lùi ngành kinh tế năng động, phát triển mạnh mẽ bậc nhất trước đây lùi lại hàng chục năm. Thế nhưng, chính sự ngủ đông ấy lại là thời điểm để ấp ủ hàng loạt ý tưởng.
Trong khi hàng nghìn doanh nghiệp lao đao, hoặc phải giải thể hoặc chuyển hướng kinh doanh khác, vẫn có một số doanh nghiệp du lịch đã tận dụng dịp này để “biến nguy thành cơ”. Tiêu biểu nhất có lẽ là Tập đoàn Sun Group - doanh nghiệp đã “chớp” thời điểm vàng để cho ra đời hàng loạt sản phẩm mới tại nhiều địa phương trên cả nước như Lào Cai, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Phú Quốc…
Đến thời điểm này, với sự tiếp sức của các nhà đầu tư chiến lược, các điểm đến đang dần “hồi sinh” và bứt phá sau những tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. Sun World Hon Thom Nature Park (Phú Quốc) có lẽ là điểm sáng nhất trên bản đồ du lịch ở giai đoạn bình thường mới với thành tích đón lượng khách đến trong tháng 6-2022 tăng trên 130% so với cùng kỳ năm 2019.
Sau hai năm gần như tê liệt vì dịch bệnh, du lịch Sa Pa lại khởi sắc hơn bao giờ hết. Tính riêng tháng 6-2022, lượng khách đến với Sa Pa đã đạt con số tiệm cận với thành tích “khủng” của cùng kỳ năm 2019. Đây được xem là sự phục hồi ấn tượng sau những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Còn Đà Nẵng cũng đã nhanh chóng đạt những mốc son mới về du lịch trong 6 tháng đầu năm 2022. Tổng số khách lưu trú ước đạt 1,3 triệu lượt người, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, khách quốc tế 58 nghìn lượt, bằng 69,4% cùng kỳ; khách trong nước 1.272 nghìn lượt, tăng 39,6% so với cùng kỳ. “Đà Nẵng là một hình mẫu phát triển du lịch theo nghĩa giúp cho cộng đồng doanh nghiệp không chỉ riêng tập đoàn lớn phát triển, qua đó cho thấy vai trò dẫn dắt của tập đoàn lớn. Địa phương nào biết nhìn về tương lai của mình theo cách tương đối đàng hoàng thì lúc đó phải đi săn “đại bàng” chứ không phải chờ “đại bàng” đến. Những con “đại bàng” sẽ giúp cho địa phương đó trở thành những gì nó đáng phải như thế. Nguyên tắc đó các địa phương đang vận dụng rất mạnh nhưng không phải ai cũng thành công giống nhau. Có những người sẽ chưa thành công và cũng có người sẽ thất bại, điều đó tùy thuộc vào việc lựa chọn chiến lược” - PGS. TS Trần Đình Thiên nêu nhận định tại Hội thảo phát triển Đà Nẵng xứng danh thành phố đáng đến và đáng sống diễn ra hôm 26-6 vừa qua.
Mục tiêu chiến lược của du lịch Việt Nam đến năm 2025 là trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, với tổng thu từ khách du lịch đạt 1.700 - 1.800 nghìn tỷ đồng (tương đương 77 - 80 tỷ USD). Với sự đồng hành, tiếp sức của những nhà đầu tư chiến lược, ngành du lịch Việt Nam đang đầy tự tin bước tới mục tiêu đó.