Lửa không màng đến lịch sử. Nó cũng không quan tâm đến văn hóa hay hậu thế. Lửa tiêu thụ tất cả mọi thứ. Vào đêm chủ nhật 2-9 vừa qua, ngọn lửa tìm đến Bảo tàng Quốc gia Brazil 200 năm tuổi ở Rio de Janeiro, để lại đống tro tàn nơi có hóa thạch khủng long, và hàng nghìn bản ghi âm, tài liệu của ngôn ngữ bản địa. Những ngôn ngữ cổ, bản địa, đã tuyệt chủng, bây giờ có thể bị mất mãi mãi.
Đây là mất mát gần như không thể định lượng được. Đối với các nhà nghiên cứu làm việc trong bảo tàng, đám cháy đã “gửi” tác phẩm của cuộc đời họ vào mây khói.
Bảo tàng Quốc gia Brazil sau cơn hỏa hoạn. |
Bảo tàng Quốc gia là tổ chức khoa học lâu đời nhất của Brazil và là một trong những viện bảo tàng lịch sử tự nhiên và nhân chủng học lớn nhất ở châu Mỹ. Bảo tàng nằm bên trong công viên Quinta da Boa Vista, tại thành phố Rio de Janeiro.
Bảo tàng quốc gia của Brazil ở Rio de Janeiro là một kho tàng chứa hơn 20 triệu hiện vật khoa học và lịch sử, sau đám cháy hầu hết các bộ sưu tập vô giá của nó được cho là đã bị cháy Bảo tàng là quê hương của Luzia-tộc người lâu đời nhất ở châu Mỹ, được nhà khảo cổ học người Pháp Annette Laming-Emperaire tìm thấy trong một hang động vào năm 1975 ở bang Minas Gerais, phía bắc Rio. Các xét nghiệm cho thấy xương sọ và xương thuộc về một người phụ nữ ở độ tuổi 20, cao hơn 1,5m, được ước tính 11.500 năm tuổi.
Phụ nữ Luzia (tranh vẽ) và qua phục chế từ hộp sọ Luzia. |
Một khối thiên thạch lớn trọng lượng 5.260kg đã được một cậu bé tìm thấy lúc tìm kiếm một con bò bị mất ở bang Bahía - đông bắc Brazil năm 1784. Năm 1785, việc vận chuyển thiên thạch kết thúc trong thảm họa khi chiếc xe kéo thiên thạch vượt khỏi tầm kiểm soát, trượt dốc ở một ngọn đồi và lăn xuống giữa lòng một con suối. Thiên thạch nằm im dưới lòng suối cho đến hơn một thế kỷ sau đó khi một sĩ quan hải quân người Brazil đã nghỉ hưu được giao trách nhiệm đưa nó đến Rio.
Cuối cùng, thiên thạch được đưa đến Bảo tàng Quốc gia vào năm 1888 sau một chuyến đi dài bằng xe lửa, tàu hỏa và tàu chuyên dụng. Một phần do kích thước và một phần thời gian vận chuyển đến Rio quá dài, thiên thạch trở nên nổi tiếng trong và ngoài Brazil. Năm 1889 một bản mô phỏng thiên thạch bằng gỗ được trưng bày tại Triển lãm Universal ở Paris.
Di chuyển thiên thạch Bendegó từ Bahía đến Rio. |
Bộ xương tái tạo của Maxakalisaurus - con khủng long lớn nhất được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia ở Rio. Con vật khổng lồ ăn thực vật, sống cách đây 80 triệu năm. Các bộ phận của bộ xương đã được tìm thấy trong Minas Gerais vào năm 1998. Căn phòng chứa bộ xương dài 13m vừa mới mở cửa trở lại vào tháng 7 sau khi bị mối ăn phần bục gỗ nơi khủng long Maxakalisaurus đứng.
Thiên thạch Bendegó. |
Các bức bích họa tìm thấy sau vụ phun trào núi lửa Vesuvius. Một bức bích họa La Mã từ thành phố cổ Pompeii là một trong những hiện vật quý hiếm trong bộ sưu tập Greco-Roman của bảo tàng.
Bộ xương Maxakalisaurus, loài khủng long lớn nhất được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia ở Rio (trước đám cháy). |
Phần khảo cổ của bảo tàng đã lưu trữ 100.000 đồ vật với một bộ sưu tập vô giá các đồ tạo tác của Brazil có niên đại từ thời tiền Columbus. Các bình đựng di cốt, xác ướp Andean, dệt may và gốm sứ từ khắp châu Mỹ Latinh cũng đã được thu thập trong suốt thế kỷ 19 để nghiên cứu và trưng bày trong bảo tàng…
Về nguyên nhân vụ hỏa hoạn, theo Bộ trưởng Văn hóa Brazil Sérgio Leitão, một đoạn ngắn mạch điện trên mái nhà của bảo tàng là nguyên nhân gây cháy. Tuy nhiên, báo cáo của tờ Guardian Jonathan Watts, do Dom Phillips và Sam Jones viết, cho rằng nguyên nhân cơ bản là sự cắt giảm ngân sách nghiêm trọng và hệ thống phòng cháy đã lỗi thời. |
HOÀNG ĐẶNG (Theo The Guardian)