.

Chiếc thuyền nhựa vượt đại dương

.

Chiếc thuyền buồm Plastiki.

David de Rothschild, 31 tuổi là một nhà hoạt động về môi trường người Anh đã kết thúc hành trình 4 tháng lênh đênh trên biển cùng với 5 người bạn của mình bằng chiếc thuyền tự chế. Đoàn của Rothschild đã đi từ San Francisco (Mỹ) tới Queensland (Úc) bằng chiếc thuyền làm bằng chai nhựa mang tên Plastiki. Ý tưởng của De Rothschild có từ 4 năm trước sau khi đọc một báo cáo của LHQ về hiểm họa ô nhiễm. Thế là ông tập hợp những người bạn của mình là kỹ sư và kiến trúc sư hàng hải để chế tạo chiếc thuyền toàn bằng chai nhựa phế liệu hoặc đồ tái chế từ nhựa.

Nhóm của Rothschild thu lượm 12.500 chai nhựa soda loại 2 lít trong các đống rác khổng lồ ở San Francisco để làm vật liệu chính cho thuyền. Họ dùng một ống nước bằng nhôm đã qua sử dụng làm cột, những chất dẻo phế thải được tái chế để làm ra buồm cao hơn 18m. Một hệ thống năng lượng mặt trời, một turbine gió và một hệ thống cấp điện cho đoàn 6 người. Có một nhà kính nhỏ trên boong tàu để trồng cây và một nhà vệ sinh. Chiếc thuyền buồm nặng 12 tấn này được kết dính bằng một loại keo dán làm từ hạt điều và đường.

Thân chính của thuyền được làm từ những chai nhựa kết dính với nhau.
9.000km trên Thái Bình Dương, Plastiki đã đi qua những “thảm” rác khổng lồ. Chính những “thảm rác khổng lồ trên Thái Bình Dương” là điều mà các nhà hoạt động môi trường như Rothschild chưa biết cách để xử lý. Nó ước tính khoảng 100 triệu tấn rác nhựa, với diện tích gấp đôi nước Pháp. Rothschild cho rằng đó thực sự là thảm họa. Nhìn từ trên xuống, đại dương trông vẫn còn rất đẹp nhưng trên hành trình đi qua đã nhận thấy quá nhiều thứ có thể hủy cả đại dương bởi với những “thảm rác” khổng lồ như thế sẽ làm cho nhiều loại động vật biển có nguy cơ tuyệt chủng. Theo ước tính, nhựa chiếm tới 80% rác thải trên biển. Điều đó sẽ làm cho khoảng 1 triệu chim biển và 100 nghìn động vật có vú bị chết mỗi năm vì ăn phải chất nhựa hoặc bị cuốn vào rác thải. Nghiên cứu còn cho biết thêm là phải mất tới 450 năm mới tiêu hủy hoàn toàn một chai nhựa nhưng các chất dẻo tiết ra từ nhựa có thể làm chết nhiều loại cá khác nhau.

Hành trình 4 tháng vượt Thái Bình Dương của nhóm Rothschild đã giúp anh nhận ra rằng cách tốt nhất để chấm dứt tình trạng ô nhiễm chai nhựa trên biển bằng cách sản xuất những ly, chén, giỏ xách sử dụng một lần rồi bỏ. Nếu các vật dụng bằng nhựa thì nên cố gắng tái sử dụng vào mục đích khác thay vì vứt bỏ để tạo nên những “thảm” rác nhựa khổng lồ trên biển.

ANH THƯ

;
.
.
.
.
.
  • Rượu Bàu Đá
    Công viên 29-3 Đà Nẵng từng diễn ra Festival "Làng nghề Việt 2009" với sự tham gia của 60 làng nghề tiêu biểu của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tôi nhớ về rượu lần đó có 3 đại diện gồm: rượu Làng Vân, Bàu Đá, Gò Đen. Rượu Bàu Đá nổi trội ra sao mà được đại diện cho miền Trung? Hai loại rượu kia có gì đặc biệt? (Phan Mỹ, Hòa Vang, Đà Nẵng).
    .
  • Sơ học Yếu lược thời Pháp thuộc
  • Tháp Bánh Ít
.
  • Một thoáng giao mùa
    Những mùa hoa cứ đi qua người và biết cách gửi vào lòng người những ý nghĩ sâu sắc. Những sắc hoa mùa xuân ở vùng quê này ngày nào thắm sắc bây giờ đã phai tàn, nếu còn cũng chỉ là lác đác vài bông, đủ để thầm nhắc người ta về một mùa xuân đẹp đẽ đã đi qua. Thoảng khi những giây phút ngơ ngẩn trước bước chuyển của mùa tôi thường hay nghĩ ngợi nhiều hơn về sự mau lẹ của thời gian, về những xa rời, về những vẻ đẹp của sự chuyển động, về điều còn lại sau những mênh mông. Chớm hạ luôn là khoảng giao của mùa ở lại sâu trong tôi.
    .
  • Phấn chấn mới
  • Điều cốt yếu là không được xa dân
.

Đọc nhiều

.
.