.

Làm dịu cái khát

.

Trong thời tiết đổ lửa của những ngày hè, vẫn có những con người thầm lặng quan tâm đến nhu cầu làm dịu cổ họng khát cháy của người qua đường bằng những bình nước miễn phí.

Những bình nước làm dịu cơn khát của người qua đường.                          Ảnh: N.T
Những bình nước làm dịu cơn khát của người qua đường. Ảnh: N.T

Mùa hè này, chủ các căn nhà số 316 Trưng Nữ Vương, 548 Tôn Đức Thắng, tiệm tạp hóa 120 Trần Phú, và một số hộ gia đình dọc đường vào chợ Mới đã nảy ra ý tưởng đặt những bình nước miễn phí phía trước nhà. Những bình nước dung tích 10 lít, phía trước dán tấm giấy A4 in nổi dòng chữ: “Nước miễn phí”, bên trong chứa trà atisô hoặc sâm dứa lạnh. Chúng được đặt sát vỉa hè, có sẵn ly uống nước nhỏ đủ màu, rất dễ nhìn thấy và thuận tiện cho việc uống mà không phải kiêng dè hay ngại ngùng.

 “Mình uống sao thì họ uống vậy”

Dù là “miễn phí”, nhưng chất lượng của những bình nước này không thua kém gì so với những ly trà mát lạnh bạn uống ở nhà hay trong quán cà-phê. Thức dậy từ sáng sớm, việc đầu tiên cần làm của cô Hạnh (chủ tạp hóa 316 Trưng Nữ Vương) là nấu sẵn những ấm nước sôi, sau đó cho vào chục gói trà atisô rồi mới đem đổ vào bình. Cô bảo: “Mình uống sao thì họ uống vậy, chứ không phải nghĩ là đồ từ thiện thì được phép qua loa đại khái”.

Cùng chung suy nghĩ đó, chủ căn nhà 120 Trần Phú cũng rất quan tâm đến vấn đề chất lượng nước uống. Cô Trần Thị Mai chia sẻ: “Nhiều hôm cả gia đình cô cũng ra đó lấy nước uống. Cô nghĩ nước đó cũng giống như nước uống trong nhà mình. Không phải cái chi miễn phí thì làm dở, còn mình thì dùng cái khác”.

Trừ những lúc trời mưa lớn, còn lại thì những bình nước miễn phí hầu như luôn được đặt sẵn sàng ở vỉa hè từ lúc 8 giờ sáng đến tận 9 giờ tối. Có hôm trời quá nóng, chủ các bình nước phải liên tục thêm nước vào bình đến 3, 4 bận. Bỏ ra khoảng 40 ngàn đồng một ngày cho những bình nước, đáp lại sự quan tâm và lòng nhiệt thành của những con người tốt bụng ấy là nụ cười tươi rói nhễ nhại mồ hôi của khách qua đường.

Nghĩa cử cao đẹp

Đa phần đối tượng đến uống nước thường là những người lao động nghèo như bán vé số, chạy xe thồ, đánh giày… thậm chí cả những người buôn bán trong chợ và sinh viên. Chủ nhân bình nước đặt trước căn nhà 120 Trần Phú cho biết, nhiều khi khách du lịch nước ngoài cũng ghé vào uống vài ly trà đá giữa trưa nắng nóng, trước khi tiếp tục đi tham quan.

Cô Trần Thị Mai còn cho biết thêm, vào mùa đông lạnh, có thể sẽ thay bình trà đá bằng trà nóng.

Những chủ nhân của bình nước miễn phí ấy đều cho rằng việc mình làm chẳng đáng bao nhiêu. Một cốc trà đá miễn phí đúng là chẳng đáng bao nhiêu tiền, nhưng nghĩa cử cao đẹp đó còn biểu hiện nét đẹp văn hóa “thương người như thể thương thân” của người Việt Nam. Những ly nước miễn phí trong cái nắng nóng khắc nghiệt, giống như khi bạn đang đi trên sa mạc mênh mông bỗng bắt gặp một bóng cây xanh mát. Những bóng cây xanh mát tình người như thế đã làm nên một nét riêng rất đỗi đời thường của người Đà Nẵng.

NHI TRẦN

;
.
.
.
.
  • Chiếc thuyền của lứa đôi Việt - Nhật
    Khu không gian văn hóa Việt Nam - Nhật Bản ở Quảng trường Sông Hoài, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An đang trưng bày một chiếc thuyền buồm sơn son với lối kiến trúc cổ xưa khá đẹp. Đây là chiếc thuyền buôn do người Nhật Bản phục dựng để trưng bày ở thành phố Nagasaki từ nhiều năm qua nhằm thể hiện mối bang giao, tình hữu nghị hai nước Việt - Nhật đã có từ lâu đời.
    .
  • Chuyện ông Thất Sáu
  • Ruộng bậc thang 'ở lưng chừng núi'
.
  • Rượu Bàu Đá
    Công viên 29-3 Đà Nẵng từng diễn ra Festival "Làng nghề Việt 2009" với sự tham gia của 60 làng nghề tiêu biểu của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tôi nhớ về rượu lần đó có 3 đại diện gồm: rượu Làng Vân, Bàu Đá, Gò Đen. Rượu Bàu Đá nổi trội ra sao mà được đại diện cho miền Trung? Hai loại rượu kia có gì đặc biệt? (Phan Mỹ, Hòa Vang, Đà Nẵng).
    .
  • Sơ học Yếu lược thời Pháp thuộc
  • Tháp Bánh Ít
.
  • Màu hoa đỏ tháng Tư
    Tháng Tư, giàn hoa giấy trước nhà ông Năm đỏ rực. Ai ngang qua cũng ngoái cổ nhìn rồi xuýt xoa khen chủ nhà mát tay trồng được giàn hoa đẹp quá. Mấy bà hàng xóm thường nói, ông Năm già rồi mà lãng mạn quá chừng, suốt ngày chăm chút cho mấy cây bông. Mỗi lần nghe, ông Năm chỉ móm mém cười mà không nói gì. Dưới giàn hoa giấy ông kê cái bàn tre, sáng nào cô con gái tên Hạnh cũng pha cho ông tách trà. Ông vừa nhâm nhi vừa ngó lên những cụm hoa khoe màu trong nắng rồi nghĩ ngợi xa xăm.
    .
  • Các khối lực lượng vũ trang hợp luyện diễu binh, diễu hành
  • Người má
.

Đọc nhiều

.
.