.

"Khuếch đại" tiếng nói chống lạm dụng tình dục

.

Mặc dù chiến thắng khá bất ngờ nhưng phim Spotlight được cho là quá xứng đáng khi nhận giải thưởng cao quý Phim xuất sắc nhất tại mùa giải Oscar năm nay. Ngoài ra, tác phẩm này còn mang về giải Kịch bản gốc xuất sắc nhất sau khi nhận tới 6 đề cử.  

Nhóm làm phim Spotlight nhận giải Oscar Phim xuất sắc nhất.
Nhóm làm phim Spotlight nhận giải Oscar Phim xuất sắc nhất.

Năm ngoái bộ phim đã tạo được tiếng vang khi ra mắt tại liên hoan phim Telluride và Toronto. Điều này khá dễ hiểu bởi bộ phim đề cập đến vấn đề nhạy cảm khi nhằm vào Giáo hội Công giáo che giấu các linh mục phạm tội ấu dâm.

Đạo diễn Tom McCarthy đã dũng cảm khi phát đi thông điệp “Nhận trách nhiệm là điều quan trọng”. Sự tham gia của dàn sao gồm Michael Keaton, Mark Ruffalo và Rachel McAdams đã đem đến cho người xem những cảm xúc khá chân thực về một vấn đề rất được xã hội quan tâm.

Đặc biệt là nói lên tiếng nói của các nạn nhân bị lạm dụng tình dục, nhất là những trẻ em vốn ngây thơ và trong sáng. Michael Sugar, người nắm vai trò đồng sản xuất bộ phim, cho rằng: “Bộ phim này mang tới tiếng nói cho các nạn nhân và giải Oscar đã khuếch đại tiếng nói đó. Chúng tôi hy vọng tiếng nói sẽ tiếp tục được cộng hưởng và phát tới tận Vatican. Giáo hoàng Francis, đã tới lúc để bảo vệ trẻ em và khôi phục niềm tin”.

Các nhà phê bình ca ngợi bộ phim đã xử lý rất tốt một chủ đề gai góc. Để có được kết quả này, Tom McCarthy và đồng tác giả kịch bản Josh Singer đã dành rất nhiều năm nghiên cứu trước khi làm phim.

Chính từ sự lao động miệt mài và nghiêm túc này, Singer đã được trao giải Kịch bản gốc xuất sắc nhất tại lễ trao giải của Hiệp hội các nhà biên kịch hồi đầu tháng 2 năm nay. Chia sẻ về thời gian viết kịch bản, Singer bày tỏ vui mừng khi cuối cùng câu chuyện trong phim đã được kể ra và mong rằng mọi người cần phải kể tiếp về nó.

Spotlight là tên đội phóng viên điều tra của tờ Boston Globe được nhắc đến trong phim. Hai diễn viên Michael Keaton và Mark Ruffalo vào vai hai nhà báo làm việc tại tờ Boston Globe, những người đã đoạt giải Pulitzer năm 2003 cho loạt bài điều tra về các linh mục phạm tội ấu dâm tại một nhà thờ Công giáo ở Boston, Mỹ.

Phim lấy bối cảnh năm 1976 vào một đêm lạnh giá tại sở cảnh sát Boston với một linh mục tên là John Geoghan được âm thầm phóng thích. 27 năm sau, vào tháng 7-2001, vụ việc bị đưa ra ánh sáng với nghi vấn Geoghan lạm dụng tình dục hơn 80 cậu bé trong thời gian làm linh mục.

Tờ Boston Globe đã đăng vài bài báo về vụ này nhưng không theo đến cùng, cho đến khi biên tập viên hàng đầu Marty Baron (Liev Schreiber đóng) chỉ đạo thực hiện loạt bài quy mô, gây tiếng vang tại địa phương, do nhóm phóng viên điều tra 4 người mang tên Spotlight thực hiện, đứng đầu là Walter “Robby” Robinson (Michael Keaton đóng).

Giải thích về việc chọn đề tài này đưa lên màn ảnh, đạo diễn Tom McCarthy cho rằng, đây là một chủ đề gây sốc và nhạy cảm nhưng chúng ta không nên trốn tránh mà cần phải đối mặt. Đặc biệt, trong thời gian qua, những vụ báo chí đưa tin về hoạt động phạm tội ấu dâm của ngôi sao giải trí quá cố Jimmy Savile của Anh và nhiều trường hợp tai tiếng khác chứng tỏ đây là một vấn nạn toàn cầu và điện ảnh không thể đứng ngoài cuộc.

Mặc dù dựa trên một câu chuyện có thật nhưng bộ phim chủ yếu tập trung vào quá trình nhóm phóng viên phát hiện và đối đầu với một vài thành viên nổi bật trong số các linh mục kể trên. Nhóm đã phỏng vấn các nạn nhân, một số vẫn còn bị ám ảnh, thậm chí là điên loạn sau nhiều thập kỷ và phát hiện ra rằng người ta đã trả tiền cho các nạn nhân để họ giữ im lặng.

Thông qua nội dung này, bộ phim đã góp thêm tiếng nói và gây áp lực đối với các nhà chức trách để có biện pháp phòng chống những vụ bê bối tương tự xảy ra trong tương lai.

ĐOÀN GIA HUY

;
.
.
.
.
  • Chiếc thuyền của lứa đôi Việt - Nhật
    Khu không gian văn hóa Việt Nam - Nhật Bản ở Quảng trường Sông Hoài, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An đang trưng bày một chiếc thuyền buồm sơn son với lối kiến trúc cổ xưa khá đẹp. Đây là chiếc thuyền buôn do người Nhật Bản phục dựng để trưng bày ở thành phố Nagasaki từ nhiều năm qua nhằm thể hiện mối bang giao, tình hữu nghị hai nước Việt - Nhật đã có từ lâu đời.
    .
  • Chuyện ông Thất Sáu
  • Ruộng bậc thang 'ở lưng chừng núi'
.
  • Rượu Bàu Đá
    Công viên 29-3 Đà Nẵng từng diễn ra Festival "Làng nghề Việt 2009" với sự tham gia của 60 làng nghề tiêu biểu của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tôi nhớ về rượu lần đó có 3 đại diện gồm: rượu Làng Vân, Bàu Đá, Gò Đen. Rượu Bàu Đá nổi trội ra sao mà được đại diện cho miền Trung? Hai loại rượu kia có gì đặc biệt? (Phan Mỹ, Hòa Vang, Đà Nẵng).
    .
  • Sơ học Yếu lược thời Pháp thuộc
  • Tháp Bánh Ít
.
  • Màu hoa đỏ tháng Tư
    Tháng Tư, giàn hoa giấy trước nhà ông Năm đỏ rực. Ai ngang qua cũng ngoái cổ nhìn rồi xuýt xoa khen chủ nhà mát tay trồng được giàn hoa đẹp quá. Mấy bà hàng xóm thường nói, ông Năm già rồi mà lãng mạn quá chừng, suốt ngày chăm chút cho mấy cây bông. Mỗi lần nghe, ông Năm chỉ móm mém cười mà không nói gì. Dưới giàn hoa giấy ông kê cái bàn tre, sáng nào cô con gái tên Hạnh cũng pha cho ông tách trà. Ông vừa nhâm nhi vừa ngó lên những cụm hoa khoe màu trong nắng rồi nghĩ ngợi xa xăm.
    .
  • Các khối lực lượng vũ trang hợp luyện diễu binh, diễu hành
  • Người má
.

Đọc nhiều

.
.