.

Đền Quán Thánh

.

Đền Quán Thánh, tên chữ là Trấn Vũ Quán, có từ đời Lý Thái Tổ (1010 - 1028). Đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ,  một trong bốn vị thần được lập đền thờ để trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long xưa (Thăng Long tứ trấn). Đền còn có tên là Đền Trấn Võ, Quán Thánh Trấn Võ.

Đà Nẵng cuối tuần giới thiệu một số hình ảnh về Đền Quán Thánh của nhà báo Đặng Nở.

Cổng Tam quan đền Quán Thánh, nằm ở góc đường Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên) và phố Quán Thánh trông ra Hồ Tây. Trên gác tam quan có quả chuông đồng được đúc vào năm 1677, đã đi vào ca dao: Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương…
Cổng Tam quan đền Quán Thánh, nằm ở góc đường Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên) và phố Quán Thánh trông ra Hồ Tây. Trên gác tam quan có quả chuông đồng được đúc vào năm 1677, đã đi vào ca dao: Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương…
Di tích lịch sử - văn hóa đền Quán Thánh hiện nay thuộc phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.
Di tích lịch sử - văn hóa đền Quán Thánh hiện nay thuộc phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.
Chính điện ngôi đền thờ tượng thần Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen vào năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677), đời Lê Hy Tông. Tượng có khuôn mặt vuông, râu dài, tóc xõa, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm có rắn quấn và chống lên lưng một con rùa. Đây là một công trình nghệ thuật độc đáo, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng của người Hà Nội cách đây hơn ba thế kỷ.
Chính điện ngôi đền thờ tượng thần Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen vào năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677), đời Lê Hy Tông. Tượng có khuôn mặt vuông, râu dài, tóc xõa, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm có rắn quấn và chống lên lưng một con rùa. Đây là một công trình nghệ thuật độc đáo, khẳng định nghệ thuật đúc đồng và tạc tượng của người Hà Nội cách đây hơn ba thế kỷ.
Bên trong đền có hai cây đèn đồng lớn (do các nghệ nhân làng Ngũ Xã đúc năm 1950).
Bên trong đền có hai cây đèn đồng lớn (do các nghệ nhân làng Ngũ Xã đúc năm 1950).

 

;
.
.
.
.
.