Không gian trưng bày mới hấp dẫn tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm

ĐNO - Trong 3 tháng đầu năm 2019, Bảo tàng Điêu khắc Chăm đã cải tạo, chỉnh lý để trưng bày thêm kho mở với nhiều hiện vật có giá trị văn hóa, lịch sử tại phòng trưng bày với chuyên đề “Kết quả khai quật khảo cổ di tích tháp Chăm Phong Lệ 2011-2018” nhằm phục vụ khách tham quan và hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày Bảo tàng Điêu khắc Chăm mở cửa trưng bày lần đầu tiên (1919-2019).

từ cuối tháng 1-2019, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng cũng mở cửa phòng trưng bày chuyên đề “Kết quả khai quật khảo cổ di tích tháp Chăm Phong Lệ 2011-2018”.
Theo ông Trần Đình Hà, Phó Giám đốc Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, từ cuối tháng 1-2019, Bảo tàng đã mở cửa phòng trưng bày chuyên đề “Kết quả khai quật khảo cổ di tích tháp Chăm Phong Lệ 2011-2018”. Đây là một trong những khu di tích tháp Chăm quan trọng, có giá trị lịch sử, văn hóa với niên đại khu di tích được các nhà nghiên cứu xác định vào khoảng thế kỷ X và được người Chăm duy trì thờ tự cho đến ít nhất vào thế kỷ XII.
khu di tích tháp Chăm Phong Lệ thuộc tổ 4, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, là một trong những khu di tích tháp Chăm quan trọng, có giá trị lịch sử, văn hóa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Niên đại khu di tích được các nhà nghiên cứu xác định vào khoảng thế kỷ X và được người Chăm duy trì thờ tự cho đến ít nhất vào thế kỷ XII.
Trong đợt trưng bày lần này, có 76 hiện vật với nhiều chất liệu như đồ đá, thạch anh, gốm sứ... được tìm thấy tại di tích tháp Chăm Phong Lệ. Trong ảnh: Những hiện vật trong hố thiêng gồm gạch, cuội và thạch anh tại di tích tháp Chăm Phong Lệ.
tượng sư tử Simha khá lớn và còn nguyên vẹn. Tượng cao 1,09m, dài 0,44m, rộng 0,45m. Thân tượng được trang trí tinh xảo, đặc biệt ở phần bụng và đầu. Tượng nằm trong địa tầng của hố khai quật nên được các chuyên gia đánh giá là có ý nghĩa cực kỳ quý giá, phục vụ cho công tác trưng bày và nghiên cứu về văn hóa Chăm tại Đà Nẵng.
Bức tượng sư tử Simha khá lớn, hiện trạng gần như nguyên vẹn với chiều cao 1,09m, dài 0,44m và rộng 0,45m. Bức tượng nằm trong địa tầng của hố khai quật nên được các chuyên gia, nhà khoa học đánh giá là có ý nghĩa cực kỳ quý giá, phục vụ cho công tác trưng bày và nghiên cứu về văn hóa Chăm tại Đà Nẵng.
Trong 3 tháng đầu năm 2019, Bảo tàng Điêu khắc Chăm đã cải tạo, chỉnh lý và trưng bày thêm kho mở và phòng trưng bày chuyên đề “Kết quả khai quật khảo cổ di tích tháp Chăm Phong Lệ 2011-2018”
Bên cạnh phòng trưng bày chuyên đề “Kết quả khai quật khảo cổ di tích tháp Chăm Phong Lệ 2011-2018”, ngày 29-3 vừa qua, Bảo tàng Điêu khắc Chăm đã cải tạo, chỉnh lý và trưng bày thêm kho mở với 47 hiện vật bằng đá sa thạch theo nhiều chủ đề. 
 nhiều loại hình khác nhau, như: đài thờ, tượng tròn, phù điêu, trang trí kiến trúc...;
Số tượng đá được thể hiện theo nhiều loại hình khác nhau như: đài thờ, tượng tròn, trang trí kiến trúc, phù điêu...
Ảnh
Chủ đề trưng bày các vật trang trí trên các tháp Chăm có niên đại vào thế kỷ thứ VII - VIII và thế kỷ thứ X - XI. Số hiện vật này được tìm thấy tại một số địa điểm như: Đa Nghi (Quảng Trị), Khương Mỹ, Trà Kiệu, Mỹ Sơn (Quảng Nam) và Chánh Lộ (Quảng Ngãi).
Từ trái qua phải: Tượng hộ pháp Dvarapala (thế kỷ VII - VIII), Tượng mặt Kàla (Kàla Mukha) biểu hiện Đấng hủy diệt và Tái tạo vũ trụ của Ấn Độ  
Từ trái qua phải: Tượng hộ pháp Dvarapala (thế kỷ VII - VIII), tượng mặt Kàla (Kàla Mukha) biểu hiệu của Thần Siva - Đấng hủy diệt và Tái tạo vũ trụ của Ấn Độ (thế kỷ XII - XIII), tượng rồng ở Trà Kiệu (thế kỷ VII - VIII).
Hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày Bảo tàng Điêu khắc Chăm mở cửa trưng bày lần đầu tiên (1919-2019), Bảo tàng Điêu khắc Chăm cải tạo, chỉnh lý, trưng bày thêm kho mở và phòng trưng bày chuyên đề “Kết quả khai quật khảo cổ di tích tháp Chăm Phong Lệ 2011-2018” để phục vụ khách tham quan.
Hoạt động cải tạo, chỉnh lý, trưng bày thêm kho mở và phòng trưng bày chuyên đề “Kết quả khai quật khảo cổ di tích tháp Chăm Phong Lệ 2011-2018” nhằm hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày Bảo tàng Điêu khắc Chăm mở cửa trưng bày lần đầu tiên (1919-2019).

 XUÂN SƠN (thực hiện)

;
;
.
.
.
.
.