ĐỀ ÁN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN ĐẢNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2020-2025

Cải cách tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và tinh giản biên chế

(Tiếp theo kỳ trước)

Cải cách hành chính trong các cơ quan Đảng, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai thực hiện hiệu quả các quy trình, thủ tục, giải quyết đối với các hồ sơ công việc cụ thể, bảo đảm khoa học, nhanh chóng và kịp thời theo hướng rút ngắn quy trình xử lý, cắt giảm những thủ tục rườm rà, không phù hợp, góp phần tạo môi trường làm việc thuận lợi, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy Đảng.

Thời gia qua, Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên việc rà soát, kiện toàn tổ chức, bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị; phát triển đảng viên, tổ chức Đảng trong doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức cơ sở Đảng trong các khu công nghiệp. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc rà soát, sắp xếp kiện toàn tổ chức, bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) bước đầu đạt một số kết quả tích cực. Chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 159/2018/NQ-HĐND ngày 12-7-2018 của Hội đồng Nhân dân thành phố về Quy định chính sách hỗ trợ, khuyến khích cán bộ xin thôi làm nhiệm vụ và công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý tự nguyện thôi việc để bố trí cán bộ.

Hiện nay, bộ máy của các cơ quan tham mưu, giúp việc Thành ủy đã được tổ chức lại theo hướng tinh giản đầu mối bên trong theo đúng Quy định số 07-QĐi/TU của Ban Thường vụ Thành ủy. Cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc huyện ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy được tổ chức lại, gồm: Văn phòng huyện/quận ủy, Ban Tổ chức huyện/quận ủy, Ủy ban Kiểm tra huyện/quận ủy, Ban Tuyên giáo huyện/quận ủy, Ban Dân vận huyện/quận ủy.

Triển khai thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị đã tinh giản, sắp xếp lại bộ máy tổ chức. Sau khi sắp xếp theo mô hình Văn phòng cấp ủy phục vụ chung, phấn đấu đến năm 2021 biên chế chung của các cơ quan như sau: Văn phòng Thành ủy là 75 người, Ban Tổ chức Thành ủy là 26 người, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy là 24 người, Ban Tuyên giáo Thành ủy là 24 người, Ban Dân vận Thành ủy là 15 người, Ban Nội chính Thành ủy là 15 người, Đảng ủy Khối Các cơ quan thành phố là 20 người, Đảng bộ Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng là 19 người, Báo Đà Nẵng là 43 người, Trường Chính trị thành phố là 42 người. Thực hiện việc giải thể, sáp nhập, kết thúc hoạt động của 4 đảng bộ trực thuộc Thành ủy; tổ chức lại Đảng bộ Các khu công nghiệp Đà Nẵng thành Đảng bộ Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng; nâng cấp Đảng bộ Tổng Công ty Điện lực Miền Trung là Đảng bộ cơ sở mà Đảng ủy được giao quyền cấp trên cơ sở thành Đảng bộ cấp trên cơ sở trực thuộc Thành ủy; sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập với mục tiêu 4 giảm; từng bước nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là ở quận, huyện, phường, xã.

Công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao có nhiều cố gắng, bước đầu phát huy hiệu quả, góp phần đào tạo nguồn cán bộ quản lý, chuyên gia giỏi đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC được đẩy mạnh thực hiện. Ban Thường vụ Thành ủy ban hành các Kế hoạch triển khai Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII), trong đó chú trọng đến công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý và đánh giá, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC theo Đề án vị trí việc làm; hoàn thành công tác rà soát, bổ sung quy hoạch Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp thành phố nhiệm kỳ 2015-2020, 2016-2021 và nhiệm kỳ 2020-2025, 2021-2026; tiếp tục điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, sắp xếp đội ngũ cán bộ chủ chốt một số cơ quan thành phố và các địa phương, đơn vị; củng cố, kiện toàn một số chức danh lãnh đạo chủ chốt; ban hành một số quy định về công tác cán bộ.

Việc phân cấp quản lý tài chính tại Đảng bộ thành phố được thực hiện trên cơ sở quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Thông tư số 1539/2017/TT-BTC ngày 29-12-2017 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước đối với các cơ quan của Đảng. Văn phòng Thành ủy được giao nhiệm vụ là cơ quan quản lý tài chính của Đảng bộ thành phố, thừa ủy quyền cấp ủy làm chủ sở hữu tài sản của Đảng. Công tác quản lý, điều hành tài chính của Đảng bộ thành phố được thực hiện tương đối thuận lợi, với 11 đơn vị dự toán trực thuộc bao gồm: 6 cơ quan tham mưu, giúp việc Thành ủy, 2 đơn vị sự nghiệp, 2 Đảng ủy khối trực thuộc Thành ủy và 14 quận ủy, huyện ủy, Đảng bộ trực thuộc khác không phải là đơn vị dự toán. Hiện nay, tất cả các đơn vị dự toán của Đảng đều đã triển khai thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính (triển khai thực hiện theo Công văn số 2536-CV/VPTW ngày 22-6-2007 của Văn phòng Trung ương Đảng về hướng dẫn thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17-10-2005, Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ).

Về việc lập dự toán ngân sách: Công tác tổng hợp và lập dự toán ngân sách Đảng bộ thành phố được tiến hành theo đúng trình tự quy định trước khi trình Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy ban hành quyết định giao dự toán cho các đơn vị dự toán trực thuộc. Về chi ngân sách: Triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các chế độ, chính sách quản lý tài chính hiện hành, bảo đảm bám sát dự toán được phê duyệt, đúng tiêu chuẩn, định mức. Về công tác hạch toán và quyết toán kinh phí. Công tác hạch toán kế toán và quyết toán kinh phí tại các đơn vị được thuận lợi nhờ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng chương trình phần mềm kế toán giúp công tác kế toán của các cơ quan Đảng ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu quản lý. Công tác kiểm tra, thẩm tra, xét duyệt quyết toán ngân sách được quan tâm triển khai thực hiện theo đúng quy định. Việc triển khai công tác kiểm tra, xét duyệt quyết toán đối với các đơn vị dự toán thụ hưởng ngân sách Đảng được triển khai thực hiện hằng năm, có sự kiểm tra của Kiểm toán Nhà nước.

Nhiệm vụ và giải pháp cải cách hành chính trong các cơ quan Đảng thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2020-2025

Cải cách hành chính trong các cơ quan Đảng, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai thực hiện hiệu quả các quy trình, thủ tục, giải quyết đối với các hồ sơ công việc cụ thể, đảm bảo khoa học, nhanh chóng và kịp thời theo hướng rút ngắn quy trình xử lý, cắt giảm những thủ tục rườm rà, không phù hợp; đồng thời, nâng cao chất lượng xử lý trong từng khâu của quy trình; góp phần tạo môi trường làm việc thuận lợi, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy đảng. Cải cách hành chính trong các cơ quan Đảng gắn liền với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng. Cải cách hành chính trong các cơ quan Đảng không chỉ phục vụ nội bộ các cơ quan Đảng, tăng tính phối hợp giữa các cơ quan trên địa bàn thành phố để triển khai công việc tốt hơn mà còn hướng đến phục vụ cho các tổ chức, cá nhân ngoài cơ quan Đảng.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát đến năm 2025

Xây dựng tổ chức Đảng trên địa bàn thành phố tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả, đổi mới phương thức lãnh đạo, cải tiến lề lối làm việc, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong Đảng, chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, rút ngắn thời gian, thủ tục giải quyết các hồ sơ công việc, phục vụ tốt nhu cầu của cán bộ, đảng viên; ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong công tác đảng, triển khai hiệu quả kiến trúc tổng thể CNTT-TT thống nhất trong các cơ quan Đảng, góp phần vào mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh; đảm bảo an ninh, an toàn mạng, tuân thủ các quy định về chế độ bảo mật thông tin; nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác phối hợp trong các cơ quan Đảng, giữa các cơ quan Đảng với các cơ quan trong hệ thống chính trị; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực thi công vụ.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

2.1. Về cải cách thủ tục hành chính và cụ thể hóa chủ trương cấp ủy cấp trên

100% các cơ quan, đơn vị tiến hành rà soát, xây dựng ban hành quy chế, quy định, chương trình, kế hoạch... nhằm cụ thể hóa chủ trương cấp ủy cấp trên. 100% văn bản của Đảng được ban hành phù hợp với quy định của Trung ương và điều kiện thực tế của thành phố, đúng thể loại, thẩm quyền ban hành, thể thức, trình tự và quy trình thủ tục. 100% cơ quan Đảng thuộc Thành ủy xây dựng và ban hành công khai bộ thủ tục hành chính, chuẩn hóa quy trình thủ tục giải quyết hồ sơ, công việc phù hợp với thực tế mỗi cơ quan theo hướng rút gọn quy trình, thời gian xử lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong xử lý công việc từng khâu của quy trình, bảo đảm đúng quy định của Trung ương. 100% thủ tục có liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị đều có cơ chế phối hợp thực hiện một cách đồng bộ, chặt chẽ.

2.2. Về triển khai ứng dụng công nghệ thông tin

100% cơ quan Đảng ở Thành ủy và các cơ quan cấp quận ủy, huyện ủy sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng để kết nối mạng thông tin diện rộng của Đảng; kết nối mạng internet có quản lý. 100% các cơ quan Đảng có hòm thư công vụ trên Internet để trao đổi văn bản có nội dung thông tin không mật. 100% các cơ quan Đảng có kết nối với mạng thông tin diện rộng của Thành ủy sử dụng chứng thư số của của Ban Cơ yếu Chính phủ; các văn bản, tài liệu chính thức theo quy định được ký số và xác thực khi gửi, nhận qua mạng máy tính trên Hệ thông tin điều hành tác nghiệp dùng chung; 100% CBCCVC các cơ quan Đảng thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc. 100% CBCCVC các cơ quan Đảng xử lý công việc trên mạng máy tính thông qua hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp của cơ quan… Hoàn thành đề án kết nối hệ thống mạng giữa khối Đảng với khối chính quyền và đưa vào sử dụng để trao đổi một số nội dung cần thiết nhằm phát huy hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành.

(còn nữa) 

;
;
.
.
.
.
.