Dùng kháng sinh theo đơn thuốc

.

Kháng sinh là thuốc được bào chế để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Việc sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải người dân nào cũng hiểu như vậy.

Hoàn Mỹ là một trong số ít bệnh viện hiện nay xây dựng chương trình quản lý kháng sinh để bảo vệ sức khỏe. Trong ảnh: Nhân viên Bệnh viện Hoàn Mỹ tư vấn cho khách hàng những dịch vụ của bệnh viện. Ảnh: Huỳnh Lê
Hoàn Mỹ là một trong số ít bệnh viện hiện nay xây dựng chương trình quản lý kháng sinh để bảo vệ sức khỏe. Trong ảnh: Nhân viên Bệnh viện Hoàn Mỹ tư vấn cho khách hàng những dịch vụ của bệnh viện. Ảnh: Huỳnh Lê

Là giảng viên khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng, bác sĩ Trần Đình Trung cho biết, tình trạng kháng thuốc sẽ ngày càng tồi tệ hơn nếu không dùng kháng sinh khoa học và hợp lý. Bác sĩ Trung chia sẻ, thuốc kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp nhiễm virus, kể cả cúm thông thường. Vì vậy, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bác sĩ Trung dẫn nguồn tài liệu từ khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng cho biết, kháng sinh là phương thuốc giúp con người điều trị các bệnh do nhiễm vi khuẩn. Tuy nhiên, phương thuốc này đang dần mất đi tác dụng vốn có bởi sự vô tư của con người trong việc sử dụng kháng sinh, dẫn đến tình trạng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn.

Đề kháng kháng sinh đang là vấn đề đáng báo động hiện nay, nhưng nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng và hiểm họa của việc sử dụng kháng sinh sai cách. Nếu tình trạng này tiếp diễn, viễn cảnh xấu nhất mà bạn có thể gặp phải là tử vong chỉ do một vết xước nhỏ bởi chủng siêu vi khuẩn kháng đa thuốc gây ra.

Theo bác sĩ Trung, không ít người tùy tiện đến hiệu thuốc mua kháng sinh về uống mà hoàn toàn không biết đó là kháng sinh gì, có thật sự phù hợp với cơ thể hay không. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cơ thể kháng kháng sinh, liều dùng sau phải cao hơn liều dùng trước khiến hệ miễn dịch của cơ thể dần suy giảm.

“Cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn vấn đề dùng thuốc cho trẻ. Trong đó, tăng cường hệ miễn dịch và giữ gìn vệ sinh cho trẻ là việc cần làm trước tiên. Chưa kể, khi nhiễm SARS-CoV-2 hay cúm thì không sử dụng kháng sinh”, bác sĩ Trung nói.

Bác sĩ CKII Lê Thanh Cẩm, công tác tại khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Đà Nẵng, chủ một phòng khám nhi trên đường Nguyễn Chí Thanh cho biết, trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi, tay chân miệng…

Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp thường chiếm 80-90% số lượng trẻ đến khám, phần lớn do sức đề kháng yếu. Bác sĩ Cẩm khuyến cáo, không phải cứ thấy trẻ vừa sụt sịt là đưa đi khám rồi uống kháng sinh, hãy để cơ thể trẻ có đủ thời gian hồi phục.

“Để giữ cho con một cơ thể khỏe mạnh, ít đau ốm, cha mẹ nên giữ vệ sinh cho trẻ, bảo đảm chế độ dinh dưỡng, tránh để mất nước, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, đồng thời càng hạn chế để trẻ phụ thuộc vào kháng sinh càng tốt”, bác sĩ Cẩm chia sẻ.

Từ năm 2016, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng bắt đầu triển khai Chương trình quản lý kháng sinh (ASP) để có cơ sở kiểm tra, giám sát việc sử dụng kháng sinh phù hợp, hiệu quả, giúp bác sĩ ý thức hơn trong quá trình kê đơn thuốc.

Để giữ cho con một cơ thể khỏe mạnh, ít đau ốm, cha mẹ nên giữ vệ sinh cho trẻ, bảo đảm chế độ dinh dưỡng, tránh để mất nước, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, đồng thời càng hạn chế để trẻ phụ thuộc vào kháng sinh càng tốt”

Bác sĩ CKII Lê Thanh Cẩm,
Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Đà Nẵng

ThS. Dược sĩ Nguyễn Thị Thu Ba, khoa Dược, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng cho biết, chương trình có các nội dung cụ thể: xây dựng danh mục kháng sinh cần phê duyệt trước khi sử dụng, tuân thủ phiếu yêu cầu kê đơn và quy trình phê duyệt; ban hành quy định về quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện; thành lập nhóm quản lý sử dụng kháng sinh gồm bác sĩ, kỹ thuật viên vi sinh, dược sĩ dược lâm sàng, bác sĩ truyền nhiễm, phòng kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng IT; biên soạn tài liệu, tập huấn cho nhân viên y tế; giám sát việc sử dụng kháng sinh dự phòng cho 10 phẫu thuật sạch/sạch nhiễm.

Cũng theo dược sĩ Thu Ba, sau nhiều năm vừa làm vừa rút kinh nghiệm, đến nay ASP góp phần tạo nền nếp, quy củ trong quá trình sử dụng kháng sinh, tăng sử dụng kháng sinh dự phòng hợp lý, tiết kiệm từ 10-30% chi phí thuốc cho bệnh nhân, ngừa nguy cơ cơ thể kháng thuốc kháng sinh tại Bệnh viện Hoàn Mỹ.

Dược sĩ Thu Ba cho hay: “Với chương trình này, mọi toa thuốc liên quan đến kháng sinh đều được người có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, góp phần làm chậm phát sinh sự đề kháng thuốc của vi khuẩn, từng bước giúp người bệnh được điều trị và cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn”.

HUỲNH LÊ

;
;
.
.
.
.
.