.

Mời các bạn đón đọc ĐÀ NẴNG CUỐI TUẦN Số 3783 Phát hành ngày 27-11-2009

+ Thời sự: * Sử dụng tài nguyên rừng hợp lý: Năm 1943, theo thống kê của Sở Lâm nghiệp Đông Dương (thành lập từ năm 1901), diện tích rừng ở nước ta có khoảng 13,5 triệu hecta. Con số đó đến năm 1980 là 9,9 triệu hecta. Nghĩa là đã mất đi 3,6 triệu hecta rừng trong chỉ 37 năm, bình quân mất 100 ngàn hecta mỗi năm. Tình trạng rừng đang bị xâm hại đến mức báo động.

+ Xã hội: * Dòng chảy chậm bản sắc Việt hải ngoại: Những hoạt động văn hóa nghệ thuật của người Việt tại hải ngoại đang là một dòng chảy trong dòng chảy chung của văn hóa nghệ thuật Việt. Những người Việt hải ngoại, chính là những người có nhiều công sức, cầu nối quan trọng trong việc quảng bá, hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa Việt một cách thiết thực.

+ Chuyên đề Văn hóa ứng xử: * Vừa lòng khách đi * “Làm đẹp” bộ mặt công sở * Ứng xử giới trẻ: Những bài học từ diễn đàn: Khi xã hội phát triển, văn hóa ứng xử trong công sở, doanh nghiệp và giới trẻ có những “biến dạng” nhất định. Đôi khi, chỉ vì cái tôi quá lớn hoặc không quan tâm đến cảm nhận của những người xung quanh, vô tình họ đã gieo vào lòng người khác sự thiếu thiện cảm không đáng có.

+ Văn hóa-đời sống: * Hoàng Sa biển đảo mến yêu (Kỳ 3): Nhóm đảo Nguyệt Thiềm: Khái quát về đảo Bạch Quy, đảo Quang Ảnh, đảo Duy Mộng, đảo Hữu Nhật.* Xóm đậu, đậu phố Đà: Không ăn nhờ nhưng còn đang ở đậu, nhiều gia đình làm đậu phụ ở thôn Ích Phú, xã Song Giang, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh gần chục năm trở lại đây đã rời quê hương bản xứ, dắt díu nhau đổ về Đà Nẵng lập nghiệp.  

+ Văn học-nghệ thuật: * Những giây phút lạ lùng của  người sáng tạo: Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm vẫn nhớ mãi những khoảnh khắc cảm xúc đáng ghi nhớ về những bài thơ gan ruột của đời ông: “Khi tôi viết Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, các câu chữ cứ lần lượt đuổi theo cảm xúc và tiết tấu, mà dường như sự thấu suốt là ở đầu ngọn bút chứ không có một toan tính nào cả * Ký Hà Tiên ngày về của Lê Quang Đức.

+ Chào bạn trẻ: * Lang thang đồ ấm trên mạng: Mùa lạnh năm nay, tiết trời thành phố rét mướt thất thường, nhiều bạn trẻ đã tạm biệt thú vui la cà các cửa hàng, ngắm nghía những mẫu đồ ấm mới nhất, thay vào đó, họ ngồi nhà, cuộn mình trong chăn ấm và  lướt web để sắm cho mình những bộ cánh ưng ý chỉ với một cú nhấp chuột.

+ Quốc tế: * Họa sĩ không tay.

+ Thể thao: * Safin - dù chưa là huyền thoại…

+ Cuộc sống qua hình ảnh: * Giới thiệu chùm ảnh Đà Nẵng những góc nhìn của nhiều tác giả.

;
.
.
.
.
  • Chiếc thuyền của lứa đôi Việt - Nhật
    Khu không gian văn hóa Việt Nam - Nhật Bản ở Quảng trường Sông Hoài, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An đang trưng bày một chiếc thuyền buồm sơn son với lối kiến trúc cổ xưa khá đẹp. Đây là chiếc thuyền buôn do người Nhật Bản phục dựng để trưng bày ở thành phố Nagasaki từ nhiều năm qua nhằm thể hiện mối bang giao, tình hữu nghị hai nước Việt - Nhật đã có từ lâu đời.
    .
  • Chuyện ông Thất Sáu
  • Ruộng bậc thang 'ở lưng chừng núi'
.
  • Rượu Bàu Đá
    Công viên 29-3 Đà Nẵng từng diễn ra Festival "Làng nghề Việt 2009" với sự tham gia của 60 làng nghề tiêu biểu của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tôi nhớ về rượu lần đó có 3 đại diện gồm: rượu Làng Vân, Bàu Đá, Gò Đen. Rượu Bàu Đá nổi trội ra sao mà được đại diện cho miền Trung? Hai loại rượu kia có gì đặc biệt? (Phan Mỹ, Hòa Vang, Đà Nẵng).
    .
  • Sơ học Yếu lược thời Pháp thuộc
  • Tháp Bánh Ít
.
  • Màu hoa đỏ tháng Tư
    Tháng Tư, giàn hoa giấy trước nhà ông Năm đỏ rực. Ai ngang qua cũng ngoái cổ nhìn rồi xuýt xoa khen chủ nhà mát tay trồng được giàn hoa đẹp quá. Mấy bà hàng xóm thường nói, ông Năm già rồi mà lãng mạn quá chừng, suốt ngày chăm chút cho mấy cây bông. Mỗi lần nghe, ông Năm chỉ móm mém cười mà không nói gì. Dưới giàn hoa giấy ông kê cái bàn tre, sáng nào cô con gái tên Hạnh cũng pha cho ông tách trà. Ông vừa nhâm nhi vừa ngó lên những cụm hoa khoe màu trong nắng rồi nghĩ ngợi xa xăm.
    .
  • Các khối lực lượng vũ trang hợp luyện diễu binh, diễu hành
  • Người má
.

Đọc nhiều

.
.