.

Điều đọng lại sau chiến tranh

Tối 17-5, tại Nhà hát Trưng Vương Đà Nẵng, Nhà hát chèo Quân đội biểu diễn vở kịch nói Điều đọng lại sau chiến tranh. Đây là một trong số ít vở diễn của nhà hát để lại dấu ấn trong lòng công chúng và được các nhà chuyên môn đánh giá cao…

Sau gần 60 năm hoạt động, nhiều vở diễn của Nhà hát chèo Quân đội như Chuyện tình bên mái đình xưa, Người tử tù mất tích, Điều đọng lại sau chiến tranh, Đêm trắng, Ánh sao đầu núi… được nhiều công chúng yêu thích. Những vở diễn này có sức hút công chúng trước hết bắt nguồn từ kịch bản hay. Kịch bản là tiền đề, là hồn cốt quyết định đến chất lượng vở diễn. Nó vừa là một trong những khâu then chốt của quá trình sáng tạo sân khấu chèo truyền thống, vừa có tính đột phá hàng đầu để làm nên thành công của một vở diễn.

Vở kịch nhưng mang đậm chất chèo, Điều đọng lại sau chiến tranh là những nỗi đau và rào cản khó vượt qua. Khắc họa hình ảnh người lính trở về cuộc sống đời thường sau những đau thương, mất mát nơi chiến trường. Họ lao vào xây dựng, phát triển kinh tế đất nước với mong muốn mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chính mình. Nhưng cũng chính từ đây, trước những thử thách nghiệt ngã của nền kinh tế thị trường, người mưu mô, biết luồn lách lại giàu có chóng vánh, kẻ thật thà, làm ăn chân chính lại nghèo và bị coi khinh. Nhiều người lính trở về với cuộc sống đời thường quá lứa lỡ thì, không tìm được hạnh phúc cho mình… Vở kịch chuyển tải một thông điệp, người lính thời nào cũng gian lao, vất vả. Đừng nghĩ chiến tranh người lính phải hy sinh xương máu mới đáng tôn vinh. Người lính thời bình hôm nay cũng chịu rất nhiều khó khăn, thiệt thòi so với các thành phần khác trong xã hội. Nhưng cuối cùng, nhờ tinh thần đoàn kết giữa người lính, người đồng đội chung một chiến hào đã giúp tuyến nhân vật phản diện nhận ra sai lầm của mình trước khi quá muộn.

Điều đọng lại sau chiến tranh diễn ra lúc 20 giờ, với giá vé từ 50.000 đồng trở lên.

PHI TUÂN
 

;
.
.
.
.
  • Chiếc thuyền của lứa đôi Việt - Nhật
    Khu không gian văn hóa Việt Nam - Nhật Bản ở Quảng trường Sông Hoài, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An đang trưng bày một chiếc thuyền buồm sơn son với lối kiến trúc cổ xưa khá đẹp. Đây là chiếc thuyền buôn do người Nhật Bản phục dựng để trưng bày ở thành phố Nagasaki từ nhiều năm qua nhằm thể hiện mối bang giao, tình hữu nghị hai nước Việt - Nhật đã có từ lâu đời.
    .
  • Chuyện ông Thất Sáu
  • Ruộng bậc thang 'ở lưng chừng núi'
.
  • Rượu Bàu Đá
    Công viên 29-3 Đà Nẵng từng diễn ra Festival "Làng nghề Việt 2009" với sự tham gia của 60 làng nghề tiêu biểu của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tôi nhớ về rượu lần đó có 3 đại diện gồm: rượu Làng Vân, Bàu Đá, Gò Đen. Rượu Bàu Đá nổi trội ra sao mà được đại diện cho miền Trung? Hai loại rượu kia có gì đặc biệt? (Phan Mỹ, Hòa Vang, Đà Nẵng).
    .
  • Sơ học Yếu lược thời Pháp thuộc
  • Tháp Bánh Ít
.
  • Màu hoa đỏ tháng Tư
    Tháng Tư, giàn hoa giấy trước nhà ông Năm đỏ rực. Ai ngang qua cũng ngoái cổ nhìn rồi xuýt xoa khen chủ nhà mát tay trồng được giàn hoa đẹp quá. Mấy bà hàng xóm thường nói, ông Năm già rồi mà lãng mạn quá chừng, suốt ngày chăm chút cho mấy cây bông. Mỗi lần nghe, ông Năm chỉ móm mém cười mà không nói gì. Dưới giàn hoa giấy ông kê cái bàn tre, sáng nào cô con gái tên Hạnh cũng pha cho ông tách trà. Ông vừa nhâm nhi vừa ngó lên những cụm hoa khoe màu trong nắng rồi nghĩ ngợi xa xăm.
    .
  • Các khối lực lượng vũ trang hợp luyện diễu binh, diễu hành
  • Người má
.

Đọc nhiều

.
.