.
Kiến trúc đời sống

Mái ngói nên lợp hay dán?

.

Tuy cùng tạo ra một dáng vẻ bên ngoài, nhưng giữa lợp ngói và dán ngói có sự khác biệt.

Với mái bê-tông đúc nghiêng rồi dán ngói lên, khối lượng của bộ mái khá nặng (bao gồm dầm, tấm bê-tông cốt thép, vữa hồ xi-măng) và bị lưu nhiệt trong kết cấu, thời gian thi công lâu và phức tạp. Nếu bề mặt rộng thì dễ bị co giãn khi thời tiết thay đổi nên hiện tượng thấm dột trong kết cấu thường xảy ra. Khi sửa chữa, chống thấm khó khăn vì lớp ngói bên ngoài “dính” vào sàn bê-tông, đồng thời nước ngấm bên trong giữa các viên ngói rất khó tìm vị trí thấm chính xác.

Còn nếu lợp mái theo cách truyền thống (bằng hệ kèo, xà gồ, rui, mè…) thì toàn thể bộ mái có khối lượng nhẹ hơn, các viên ngói liên kết trên giàn thép bằng vít chứ không “dán” cứng lên tấm bê-tông nên có thể co giãn tốt theo thời tiết. Việc thi công lợp ngói theo trình tự của nhà sản xuất khá đơn giản và sửa chữa cũng dễ dàng vì có thể gỡ vít từng viên thay vì phải đục ra như kiểu “dán ngói”. Mặt khác, tổng chi phí mái ngói lợp khung thép chỉ bằng 70% so với mái ngói dán trên tấm bê- tông, thời gian thi công lại rút ngắn khoảng một nửa.

Biện pháp dán ngói vẫn có thể dùng đối với những chi tiết mái có diện tích nhỏ như mái cổng, mái viền trên cửa, mái hắt ban-công.

Và theo ý kiến nhiều kiến trúc sư kinh nghiệm thì về mặt thẩm mỹ, một bộ mái ngói được lợp đầy đủ với rui-mè-đòn tay bên dưới nhìn lên trông vẫn “đúng kiểu” hơn, đem lại sự thụ cảm đầy đủ về cấu trúc hơn so với ngói dán lên một tấm bê-tông phẳng.

Ngói thế hệ mới hiện nay khá chuẩn, có cấu tạo gờ chắn nước mưa khá tốt, nếu lợp đúng quy cách của nhà sản xuất quy định thì rất khít khao và chắc chắn. Với chất lượng của ngói màu và các hệ giàn thép hiện đại thì nỗi ám ảnh mái nhà lợp ngói dùng khung gỗ mục nát thấm dột ngày xưa đã lùi hẳn vào dĩ vãng. Việc dán ngói trên diện tích mái bê-tông lớn đã bộc lộ rất nhiều hạn chế và không phù hợp, nhất là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều như nước ta.

HL
 

;
.
.
.
  • Định vị điểm đến
    Ẩm thực không chỉ là món ăn mà còn là câu chuyện của văn hóa và con người, nhằm từng bước nâng cao sản phẩm du lịch, thời gian qua thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá cũng như từng bước định vị các phân khúc ẩm thực cao cấp, ẩm thực vùng miền và đường phố.
    .
  • 'Hộ chiếu ẩm thực'
  • Dư vị của ký ức
.
.
  • Sơ học Yếu lược thời Pháp thuộc
    * Tham quan Phòng truyền thống Trường Tiểu học An Phước (huyện Hòa Vang), tôi thấy có tấm ảnh chụp một văn bằng có tên là "Bằng cấp Sơ học Yếu lược", cấp cho học sinh Lâm Quang Thạnh vào năm 1937. Tấm bằng này có ý nghĩa như thế nào trong hệ thống giáo dục thời đó? Học sinh Lâm Quang Thạnh về sau có đóng góp gì cho xã hội? (Trương Văn Tài, Hòa Vang, Đà Nẵng).
    .
  • Tháp Bánh Ít
  • Giếng "mắt rồng" trong nhà ba anh em Tây Sơn
.
.

Đọc nhiều

.
.