.

Xu-chiên, coóc-xê

.

* Về cái áo ngực của phụ nữ, người Việt thường gọi theo tiếng Pháp là coóc-xê, nhưng cũng có người gọi là cái xu-chiên. Xin cho biết nguyên văn tiếng Pháp của hai từ này? (Mỹ Lệ, Hòa Vang, Đà Nẵng).

- Coóc-xê (hoặc coọc-xê) là phiên âm của từ corset. Thực ra, corset trong tiếng Pháp không phải là áo ngực, mà là áo nịt phụ nữ thường mặc để thắt eo lại cho thon, nhỏ (ảnh). Trong tiếng Anh, corset vừa có nghĩa là áo nịt vừa có nghĩa là “yêu cầu thắt chặt” – một thuật ngữ chuyên ngành kinh tế.

Như thế, cái nghĩa “yêu cầu thắt chặt” (tiếng Anh) và “cái áo nịt thắt eo nhỏ lại” (tiếng Pháp) của từ corset đã ít nhiều “trùng” nhau. Minh họa cho trường nghĩa này là một cảnh trong phim “Pirate of The Caribbean” (Cướp biển vùng Ca-ri-bê), khi diễn viên chính Elizabeth Swann mang cái “thiết bị” làm cho eo nhỏ lại này lên thì cô nàng thở không ra hơi và luống ca luống cuống rơi tõm xuống biển.

Xu-chiên (hoặc xú-chiên) là phiên âm của từ soutien. Thực ra, trong tiếng Pháp, soutien có đến 4 nhóm nghĩa, nhưng không có nghĩa nào chỉ cái nịt ngực của phụ nữ: Sự ủng hộ; Cột trụ/ người ủng hộ; Sự giữ vững; Sự đỡ, sự chống; vật đỡ, vật chống (từ hiếm, nghĩa ít dùng).

Để chỉ cái nịt ngực/xu-chiên/nịt vú, người Pháp ghép từ soutien (nâng đỡ) với một số từ khác đi liền sau có nghĩa là “ngực/vú”: soutien-doudounes; soutien-gorge; soutien-nibards; soutien-machins (machin: từ thân mật, nghĩa là cái ấy). Nghĩa đen của các từ này là “cái để nâng đỡ ngực” (phụ nữ).

Do “cái để nâng đỡ ngực” cho phụ nữ này không còn xa lạ gì, bởi đã được hơn một nửa thế giới sử dụng nên đến nay người Pháp đã nói gọn lại là soutien, người Việt gọi là xu-chiên (phát âm xu-chiên đúng hơn là xu-chiêng).

Nói thêm, người Việt đã Việt hóa rất nhiều từ gốc Pháp, trong đó có nhiều từ nếu không để ý sẽ không biết từ gốc như thế nào. Ví dụ: sen đầm (quốc tế), là cách đọc trại của từ gendarm, có nghĩa là công an, hiến binh… Ma-dút – mazut: dầu đặc dùng làm nhiên liệu để chạy máy. Ma-két – maquette: mẫu, mô hình của vật sẽ chế tạo (vẽ ma-két); mẫu dự kiến của bản in (thuê hoạ sĩ trình bày ma-két cuốn sách). Li-pli: nếp quần áo (lẽ ra phải đọc là pơ-li, nhưng người Việt đọc gọn thành li). Xúc-xích – saucisse. Mi-nhon – mignon: dễ thương.

ĐNCT

;
.
.
.
.
  • Chiếc thuyền của lứa đôi Việt - Nhật
    Khu không gian văn hóa Việt Nam - Nhật Bản ở Quảng trường Sông Hoài, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An đang trưng bày một chiếc thuyền buồm sơn son với lối kiến trúc cổ xưa khá đẹp. Đây là chiếc thuyền buôn do người Nhật Bản phục dựng để trưng bày ở thành phố Nagasaki từ nhiều năm qua nhằm thể hiện mối bang giao, tình hữu nghị hai nước Việt - Nhật đã có từ lâu đời.
    .
  • Chuyện ông Thất Sáu
  • Ruộng bậc thang 'ở lưng chừng núi'
.
  • Rượu Bàu Đá
    Công viên 29-3 Đà Nẵng từng diễn ra Festival "Làng nghề Việt 2009" với sự tham gia của 60 làng nghề tiêu biểu của 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tôi nhớ về rượu lần đó có 3 đại diện gồm: rượu Làng Vân, Bàu Đá, Gò Đen. Rượu Bàu Đá nổi trội ra sao mà được đại diện cho miền Trung? Hai loại rượu kia có gì đặc biệt? (Phan Mỹ, Hòa Vang, Đà Nẵng).
    .
  • Sơ học Yếu lược thời Pháp thuộc
  • Tháp Bánh Ít
.
  • Màu hoa đỏ tháng Tư
    Tháng Tư, giàn hoa giấy trước nhà ông Năm đỏ rực. Ai ngang qua cũng ngoái cổ nhìn rồi xuýt xoa khen chủ nhà mát tay trồng được giàn hoa đẹp quá. Mấy bà hàng xóm thường nói, ông Năm già rồi mà lãng mạn quá chừng, suốt ngày chăm chút cho mấy cây bông. Mỗi lần nghe, ông Năm chỉ móm mém cười mà không nói gì. Dưới giàn hoa giấy ông kê cái bàn tre, sáng nào cô con gái tên Hạnh cũng pha cho ông tách trà. Ông vừa nhâm nhi vừa ngó lên những cụm hoa khoe màu trong nắng rồi nghĩ ngợi xa xăm.
    .
  • Các khối lực lượng vũ trang hợp luyện diễu binh, diễu hành
  • Người má
.

Đọc nhiều

.
.