.
Quảng Nam - Đà Nẵng cuối tuần ở phương Nam
Hơn 30 năm trước, Báo Quảng Nam - Đà Nẵng cuối tuần xuất hiện ở các sạp báo trên các tuyến đường Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này không chỉ làm ấm lòng những người con xứ Quảng xa quê lập nghiệp, mà còn mang đến cho bạn đọc phương Nam một luồng thông tin hoàn toàn mới lạ, độc đáo.
.
.
-
THƠTrần Hữu Dũng sinh năm 1956 tại Tiền Giang. Viết văn, làm thơ từ lúc 18 tuổi. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh (2015-2019). Theo ông, thi ca, âm nhạc, mỹ thuật, kịch nghệ… giúp mọi người sống chậm lại, tĩnh lặng trong ngôi nhà riêng của mình, nghe lại nhịp thở, vị ngọt hạnh phúc, cái đắng cay cuộc mưu sinh, chịu khó suy nghĩ về những điều chúng ta biết, từng trải trong đời sống nhộn nhịp, hiện đại của đô thị...
-
Cho những ý nghĩ…Ta đã đặt chân đến nhiều mảnh đất trên hành trình cuộc đời. Mỗi sớm mai thức dậy, được sống trong cảm giác hạnh phúc khi đón nhận những điều bình dị nơi không gian ở tạm. Dẫu biết rằng trong thăm thẳm giấc mơ ta vẫn luôn thao thiết về một miền cố hương tình nghĩa. Ngắm nhìn những điều đẹp đẽ ấy, mỗi người lại để ý nghĩ của mình miên man. Lòng này biết ơn sâu sắc đối với những điều xung quanh, mà bấy nay ta hay vội vã đi qua rồi bỏ quên trong im lặng. Hạnh phúc đích thực nhiều khi khởi nguồn từ đó...
-
Bay lên bát ngát 80 mùa xuânTôi nhớ vào những ngày mùa Thu cách đây 3 năm, khi Thành phố Hồ Chí Minh đang gồng mình chống dịch, các chiến sĩ quân đội tiến về thành phố để hỗ trợ người dân đi qua thời khắc nguy biến. Thành phố khi ấy phủ xanh màu áo lính, người dân lại truyền nhau những niềm tin mạnh mẽ hơn bao giờ hết...
-
Góp bàn về "cư dân thông minh"Sự kiện Đà Nẵng lần thứ 5 liên tiếp được vinh dự nhận Giải thưởng thành phố thông minh Việt Nam vào những ngày cuối năm 2024 đã khẳng định nỗ lực cao độ của lãnh đạo, doanh nghiệp và cộng đồng cư dân thành phố trong việc trong việc hiện thực hóa những mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 14-1-2019 của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời sự kiện quan trọng này cũng gợi ý chúng ta suy nghĩ sâu sắc hơn về những giải pháp duy trì và nâng cao hơn nữa những thành quả đã đạt được theo các tiêu chí của một thành phố thông minh...
-
Góp phần đưa hình ảnh Đà Nẵng ra thế giớiTháng 11-2024, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 35 diễn ra tại Peru. Trong lịch sử 35 lần tổ chức hội nghị APEC, Việt Nam đăng cai hai lần vào năm 2006 tại Thủ đô Hà Nội (lần thứ 14) và năm 2017 tại thành phố Đà Nẵng (lần thứ 25)...
-
Thương mùi rơm hương rạ quê nhàTôi sinh ra từ một nơi vùng sâu vùng xa ở xứ bưng biền đầy nắng gió của vùng Đồng Tháp Mười trù phú nhưng còn nhiều hoang sơ. Lớn lên bên rừng tràm bạt ngàn xanh tươi, bên hàng cà na sum suê oằn trái vào mùa nước nổi, bên đồng sen tỏa hương thơm ngát. Nơi tôi lớn lên giữa bốn bề ruộng lúa thẳng cánh cò bay, thoang thoảng mùi thơm nồng nàn từ rơm rạ, mùi ngai ngái của đồng đất sau mỗi vụ mùa...
-
Lộc biển...Bốn giờ sáng, khẽ khép cánh cửa ọp ẹp để mẹ già và con thơ yên giấc, Trà buộc đống đồ nghề sau xe rồi cứ thẳng hướng gió mà đi. Gió từ biển thổi vào mang theo cái se lạnh của buổi sớm mai luồn vào chân tóc. Giờ này tàu thuyền có khi chưa cập bến nhưng Trà luôn đi sớm ngồi trên bờ mắt đăm đăm nhìn về khoảng tối mênh mông trước mặt...
-
Tháng Mười hai - Chạm vào miền nhớTháng Mười hai đến, mang theo cái se lạnh của mùa đông cùng những cảm xúc giao mùa khó gọi tên. Bạn bè tôi, mỗi người chào tháng cuối năm bằng một tâm trạng riêng. Người vui vẻ đếm ngược đến Giáng sinh, kẻ bâng khuâng lại tiếc nuối những ngày tháng đã qua...
-
THƠHà Nội là quê nhà thơ Đặng Huy Giang. Ông vào chiến trường Nam bộ từ năm 1973. Xuất ngũ, ông làm báo, làm thơ, viết phê bình văn học. Chọn vài bài trong cả mươi tập thơ của một tài năng là điều bất khả. Cho nên, ở đây, chỉ là một khía cạnh nhỏ...
-
Cảnh báo từ ánh sáng xanhGiữa dòng xe hối hả, một hình ảnh quen thuộc lần nữa khiến tôi bối rối: đứa trẻ ngồi trên yên xe, mắt dán chặt vào màn hình điện thoại. Ánh sáng xanh hắt lên gương mặt non nớt đang say sưa, tách biệt hoàn toàn khỏi thế giới xung quanh: không khí phố phường, những cuộc trò chuyện, thậm chí cả khoảnh khắc gia đình gần gũi nhất. Thoạt nhìn, câu chuyện này có vẻ như lát cắt nhỏ của đời sống hiện đại nhưng lại là lời cảnh báo âm thầm về cách công nghệ đang định hình tâm trí trẻ em...
-
Hưu sớm và cơ chế vượt trộiNgày 10-12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 40, cho ý kiến nhiều nội dung, trong đó có báo cáo dân nguyện đề cập đến nội dung tinh gọn tổ chức bộ máy. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dự kiến giữa tháng 2-2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ họp, đến cuối tháng 2-2025, Quốc hội sẽ họp bất thường để sửa đổi một số điều luật liên quan tới tinh gọn bộ máy, sắp xếp tổ chức của hệ thống chính trị...
-
Nhớ đồng đội Báo Giải phóng Quảng ĐàNăm 1968, sau chiến dịch Tết Mậu Thân, cơ quan Báo Giải phóng Quảng Đà dời về thôn Long Hội, Điện Thái, Điện Bàn. Đặt chân đến Long Hội, chúng tôi bắt tay ngay vào việc làm hầm chống phi pháo. Trên nóc hầm chúng tôi làm một cái trại như cái chòi giữ vịt. Ban ngày im ắng có thể treo võng nằm đọc báo, hoặc ngồi ghi chép. Trong hầm có thể treo chật chật được năm, sáu cái võng...
-
Mây ngang đỉnh núiNgoại cài lại then cửa, chêm thêm cây sào ngang vào chiếc khoen. Ngó nghiêng đâu vào đấy xong ngoại lên giường. Chiếc chõng tre kêu ọp ẹp như chào đón chút hơi người từ ông lão gầy nhom với mớ đồ ấm rịt quanh người...
-
Thành phố này lắm cớ để thương...Tôi thảng mình nhận ra khoảng thời gian dần khép lại của những tháng năm tuổi trẻ, để rồi hòa mình vào miết mải mưu sinh. Ý nghĩ về khoảng thời gian ấy khiến tôi tự thôi thúc chính mình để có thể đi đến một nơi nào đó, gặp lại những con người, thực hiện những cuộc hẹn, hay để nhận lấy một điều gì. Sâu trong mình, tôi đã chật đầy những xúc cảm về thành phố ấy. Thương nhớ dẫu chưa từng gặp gỡ, gọi mời bởi những vẻ đẹp trong hình dung và cả lòng biết ơn về bao thương yêu đã được đón nhận bấy lâu đã gọi tôi xuôi chuyến tàu...
-
THƠNhà thơ Thanh Quế sinh năm 1945 tại Phú Yên. Trong chiến tranh chống Mỹ là phóng viên chiến trường của tạp chí Văn nghệ giải phóng Khu 5. Từ sau năm 1975, công tác tại Hội Văn nghệ Quảng Nam & Đà Nẵng. Đã in 15 tập thơ, 20 tập văn xuôi. Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam (1981), Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (1994), Giải thưởng Nhà nước về văn học-nghệ thuật (2012)...
-
Công nghệ không quyết địnhTin tưởng tuyệt đối vào chỉ dẫn của Google Maps, tài xế không nhận ra cây cầu đang sửa chữa và lao xuống. Tai nạn thảm khốc ở Ấn Độ ngày 24-11 đã khiến ba người thiệt mạng. Đây không phải là lần đầu tiên công nghệ dẫn dắt con người vào những tình huống nguy hiểm, để lại nỗi đau mà chúng ta không thể lường trước...
-
Xanh mãi cùng đất nướcNgày 6-12 năm nay tròn 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam (6-12-1989 - 6-12-2024), một cột mốc đánh dấu sức sống bền bỉ của những con người luôn mang trong mình màu xanh đất nước. Con số là để nhắc nhớ, nhưng, tôi biết dù là năm mươi hay một trăm, thậm chí ngàn năm nữa, những cựu chiến binh mãi đẹp lấp lánh trong biên niên sử hào hùng của dân tộc ta. Một sắc màu của niềm tin tất thắng và vẹn tình trọn nghĩa...
-
Tháng ngày không quênThời bao cấp làm báo vất vả từ đời sống vật chất đến tác nghiệp, thế nhưng ai cũng thấy vui và lòng yêu ngành, yêu nghề, tình yêu thương đồng chí, đồng nghiệp… vô bờ bến. Họ hầu như không so bì, tính toán thiệt hơn, tất cả vì công việc chuyên môn...
-
Nắng xuân lấp lánhBuổi sáng tháng Chạp. Gió thốc từng cơn. Lúc trời còn tờ mờ, ông Tám đã bán hết xe dừa, quay về lấy thêm. Mùa cận Tết này dừa tươi hay dừa khô đều cháy hàng. Lúc xe chạy ngang cổng nhà Lam, ông Tám ngó sâu vào bên trong. Vừa lúc Lam xách nước tưới cho hàng vạn thọ đang đơm nụ, cần nhiều nước đặng nở kịp Tết...
-
Gói cả đất trời và vị Tết trong tayBa nói Tết sẽ chẳng trọn vẹn khi mà không gói bánh chưng, khi mà mỗi thành viên trong nhà chẳng còn ai biết gói bánh chưng nữa...
-
Tuyệt không ý nghĩCó những buổi chiều như hôm nay, tôi chỉ mong nắng tắt để dắt tay tụi nhỏ chạy qua đường sang bên khu đất trống trước nhà. Đó là công trường của khu đô thị mới rộng mấy chục ha đang trong giai đoạn san lấp mặt bằng và hoàn thiện đường sá, chưa có nhà cửa nào xây dựng...
-
THƠTừ tác phẩm thơ đầu tiên (Thơ từ yên lặng - 1995), đến tập thơ gần đây nhất (Kéo co với mùa xuân - 2017), Nguyễn Kim Huy đã đi từng bước chậm, nhưng là những bước chân không chịu dừng lại. Điều khó khăn này, lại chính là điều đáng quý đối với bất cứ người cầm bút nào. Và tất cả sự tồn tại ấy đều đặt trên cái nền móng cốt tử: sự trung thực với chính mình và tình yêu cuộc sống. Một tình yêu đằm sâu hơn, lặng lẽ hơn. Để có thể thấm tận vị ngọt của nước mắt, niềm vui của nỗi đau...
-
Cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máyViệc đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn đang trở nên "nóng" hơn bao giờ tại khắp các cuộc họp, diễn đàn, báo chí trong cả nước. Nếu xét một cách toàn diện thì xây dựng bộ máy công quyền khoa học, hoạt động hiệu lực, hiệu quả ngoài mục đích phục vụ nhân dân, doanh nghiệp tốt hơn; còn tồn tại như một nhu cầu tự thân của cộng đồng các thành viên trong cơ quan Nhà nước (ở đây là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức) - đó là nguyện vọng được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, khoa học và hiện đại với những giá trị ưu trội...
-
Biết mấy tự hàoSuốt 20 làm báo, tôi được đến nhiều nơi, từ vùng biên giới xa xôi đến những chuyến công tác dài ngày ở hải đảo, thêm những lần tác nghiệp ở nước ngoài, nhưng với tôi, niềm vinh dự, tự hào và trách nhiệm lớn nhất là chuyến đi tác nghiệp tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng...
-
Vị quê gây thương nhớMỗi lần về quê, vừa bước chân vào nhà, tôi đã ra ngay đầu ngõ ăn cho được tô cháo bột cá lóc và dĩa bánh bột lọc. Cái thứ bột dai dai, dẻo dẻo ấy lại gây nghiện cả người xa quê và người ở lại. Nó không còn là một món ăn mà là vị quê gây thương nhớ...
-
Một lần về quêÔng Bốn mà cha anh hay gọi là cậu Bốn mỗi lần gặp, là anh nhà bác nhà chú với bà nội anh. Sau này nhiều năm sau chiến tranh, anh hay về La Thọ với cha mỗi lần giỗ bà nội hay cha mẹ của bà thì ông Bốn đã rời bỏ nghề đạp xích lô và về quê ở luôn, để coi ngó gian nhà thờ chi phái vừa sửa lại...
-
THƠBắt đầu viết từ năm 2005, với những bài thơ tỏ bày tâm trạng trước hiện thực mấp mô của đời sống. Rồi chặng đường gần 20 năm sau, thơ Trần Hồ Thúy Hằng nghiêng dần đến những cảm nhận về tánh Không. Dường như đó cũng là khuynh hướng của những người cầm bút không chọn thơ làm sự nghiệp hoặc lẽ sống, mà là một thái độ đạo đức; và qua từng bước trải nghiệm cần thiết để tiến tới trên hành trình quay tìm chính khuôn mặt bên trong của bản thân...
-
Mải miết một dòng trôiCuối năm 1835, vua Minh Mạng cho đúc cửu đỉnh đặt trước sân Thế Miếu như biểu tượng cho vương quyền triều Nguyễn. Trên Dụ đỉnh có hình con sông đào Vĩnh Điện. Người đưa ra quyết định này đã mãi mãi đi xa, nhưng dòng sông có tuổi đời hơn 200 năm vẫn mải miết chảy như một chứng nhân lịch sử, ghi dấu bao thăng trầm và biến chuyển ở vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng...
-
Tín hiệu tích cực từ làn sóng công nghiệp biểu diễnKhông khí sôi động của các đêm nhạc cuối năm đang tạo nên làn sóng công nghiệp biểu diễn rực rỡ tại Việt Nam. Chỉ sau vài giờ mở bán, vé concert (sự kiện âm nhạc trực tiếp quy mô lớn) tháng 12 của "Anh trai say hi" và "Anh trai vượt ngàn chông gai" nhanh chóng hết sạch...
-
Lại nghĩ dọc sông Hàn...Nói "lại nghĩ dọc sông Hàn" vì người viết bài này từng nghĩ dọc sông Hàn trong cuốn bút ký cùng tên ra mắt độc giả cách đây hai mươi năm (NXB Đà Nẵng, 2004). Chưa kể, chuyện Đà Nẵng xưa luôn đòi hỏi cách tư duy và tiếp cận mới, chỉ riêng hai thập niên qua đã có quá nhiều điều phải nghĩ thêm, nghĩ lại về con sông Hàn và về thành phố bên sông Hàn.....
-
Ám ảnh ChanchuĐến năm 2026, là người ta đã nhắc đến con số 20 năm sau bão Chanchu. Mỗi lần, cứ nghe có cơn bão ập đến trên dải đất này, là tôi lại nhớ đến những tiếng gọi khản đặc, gấp gáp, của anh em Đồn Biên phòng 248 đóng trên địa bàn quận Thanh Khê trong những ngày cả nước xót đau trong bão Chanchu, tháng Năm, năm 2006...
-
Những dấu chân không phaiTrong bối cảnh giáo dục hiện đại, khi công nghệ học tập trực tuyến và áp lực thành tích vô tình làm mờ đi phần nào sự gần gũi trong mối quan hệ thầy trò, những khoảnh khắc chia tay xúc động trở thành minh chứng đáng quý cho sự gắn bó bền vững giữa người dạy và người học. Những phút giây nghẹn ngào ấy nhắc nhở chúng ta rằng giáo dục không dừng lại ở trang sách hay con chữ mà còn là sự kết nối tâm hồn được xây dựng từ sẻ chia, niềm tin. Một ánh mắt khích lệ, một lời khuyên chân thành hay thậm chí một lời nhắc nhở nghiêm khắc đều là những dấu ấn khó phai...
-
Kỳ nghỉ Giáng sinh đáng nhớNghị choàng tỉnh giấc sau tiếng gọi của con gái. Nỗi đau ngày nào như còn nguyên vẹn, trở thành vết khứa dày xéo trong tim anh trong những cơn ác mộng mỗi đêm về… Nghị quay sang con gái, thấy con đang nằm ngủ ngoan bên cạnh mẹ...
-
THƠHiện sinh sống và dạy học tại thành phố Đà Nẵng; Hội viên Hội Nhà Văn thành phố Đà Nẵng. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế chuyên ngành Ngữ văn năm 1991. Đã có nhiều tác phẩm đăng trên các báo Trung ương và địa phương. Đã in: Vệt thời gian (tiểu luận phê bình, 2022), Miền an yên (tản văn, 2024)..
-
Một người rời điTuần trước, facebook của nhiều người bạn truyền đi tin một người anh rời xa cõi tạm. Anh chọn cách rời đi đột ngột, để lại "cú sốc" với những người ở lại. Mình chưa gặp anh lần nào ngoài đời, hai anh em chỉ nói chuyện với nhau qua email và những dòng tin nhắn khi anh gửi bài cộng tác...
.
.
.
.