.

Mỹ quay lưng với đồng minh?

.

Sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan, lực lượng Taliban bắt đầu tìm cách thanh trừng những thông dịch viên từng giúp đỡ Mỹ. Vậy mà chương trình cấp thị thực cho hàng nghìn thông dịch viên từng giúp Mỹ trong cuộc chiến chống Taliban đang bị Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối.

Những thông dịch viên (mặc áo lính) phải cải trang, đổi họ tên trong lúc giúp Mỹ nhưng giờ đây bị bỏ rơi.
Những thông dịch viên (mặc áo lính) phải cải trang, đổi họ tên trong lúc giúp Mỹ nhưng giờ đây bị bỏ rơi.

“Có rất nhiều Taliban ở trong làng của chúng tôi. Chúng biết rất rõ tôi đã từng làm việc cho Mỹ. Nếu tôi không đi Mỹ, chẳng chóng thì chày Taliban cũng tóm lấy tôi”, một thông dịch viên có nickname Mohammad rầu rĩ. Mohammad nhận được thông báo của phía Mỹ rằng không hề có mối đe dọa tính mạng nào nên không được cấp thị thực sang Mỹ. Mohammad từng làm thông dịch cho cuộc trao đổi giữa Mỹ và người dân địa phương trong vụ tai nạn làm chết một trẻ em. Phía Mỹ cho rằng chừng đó là chưa đủ để Taliban giết chết anh.

Một thông dịch viên khác từng làm việc nhiều năm trong nhà tù của Mỹ. Quan chức quân đội Mỹ cũng khẳng định công việc này rất nguy hiểm do phải liên lạc thường xuyên với gia đình của các chiến binh bị bắt giữ. Vậy mà Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn cho rằng chừng ấy là chưa đủ để Taliban đe dọa tính mạng.

Người thông dịch viên thứ ba có nickname là Naseri cũng bị từ chối. Anh này từng thoát chết trong ba vụ đánh bom liều chết ở đơn vị quân đội Mỹ suốt 5 năm làm việc. Anh này nói trong buổi phỏng vấn xin thị thực tại Đại sứ quán Mỹ rằng anh bị Taliban gọi là “gián điệp và kẻ phản bội”. Taliban có lần gọi điện cho cha anh “thông báo” rằng có ngày sẽ giết sạch cả gia đình anh. Cũng như người thông dịch viên thứ nhì, anh này được quan chức quân đội Mỹ nhấn mạnh về mức độ nguy hiểm trong công việc nhưng Bộ Ngoại giao lắc đầu. Trung úy Matt Orr từng làm việc chung với thông dịch viên thứ ba này thừa nhận thực sự bối rối khi nghe tin Bộ Ngoại giao từ chối cấp thị thực.

Các thông dịch viên Afghanistan làm việc cho quân đội Mỹ thường phải đeo mặt nạ và đổi tên. Tuy nhiên, phía Taliban vẫn nắm bắt được danh tính của những người này, nhất là những người ở ngôi làng nhỏ và có chiến sự xảy ra. Một thông dịch viên có nickname Mustafa từng bị bắt cóc và giết chết ở bên ngoài Kabul hồi tháng 8 vừa qua.

Kể từ khi chương trình này triển khai cách đây bốn năm đã có 1.648 thông dịch viên được nhận thị thực sang Mỹ. Quốc hội có chỉ tiêu là 8.750 người Afghanistan được nhận thị thực tương tự. Tuy nhiên, chương trình bị đình trệ vì Bộ Ngoại giao cho rằng có một số người có liên hệ với các tổ chức khủng bố. Bộ Ngoại giao từng thu hồi thị thực một người vì lý do như thế. Bà Becca Heller đang là Giám đốc dự án hỗ trợ người tỵ nạn Iraq nhưng cũng giúp đỡ người Afghanistan cho rằng lực lượng thông dịch viên ở Afghanistan đang bị Taliban truy tìm nên Bộ Ngoại giao Mỹ cần nhanh chóng mở đường cho họ ra đi. Nếu không, sẽ đẩy họ vào chỗ chết như Mustafa.

ANH THƯ (Theo Washington Post)

;
.
.
.
  • Thương thương giọng quê hương
    Theo dõi một cuộc thi âm nhạc, tôi chưa kịp để lòng mình lắng xuống sau cảm giác phấn khích khi nghe một thí sinh cất giọng, thì chồng tôi - đang làm việc gần đó - đã bật lên hỏi: "Ủa, người Đà Nẵng hả?". Tôi gật đầu, lòng bỗng dâng lên một niềm vui khó diễn tả thành lời. Từ đó, tôi luôn âm thầm cổ vũ cho người đồng hương dù chẳng hề quen biết. Rồi hạnh phúc siết bao khi chàng trai Đà Nẵng giành giải quán quân. Chỉ đơn giản là người quê mình, nên mình thương. Rứa thôi!
    .
  • Nơi hội tụ những cây bút tài hoa
  • Rứa hỉ!
.
.
.
  • Chiều về Đà Nẵng
    Một lần đến Đà Nẵng, người bạn cùng lớp gợi ý chở tôi - bạn nhà quê - đi thật chậm vòng khắp thành phố và sẽ dừng lại những điểm tôi thích. Tôi nghĩ ngay đến điểm dừng chân nơi bán đảo Sơn Trà. Tôi thích bạn chia sẻ những cảm xúc về thành phố trẻ trung, năng động và khá nên thơ.
    .
  • Một ca khúc nhạc đỏ cảm động
  • Còn lại với thời gian
.

Đọc nhiều

.
.