Những câu hỏi Startup cần đặt ra để vượt qua "khủng hoảng" Covid-19

.

Sequoia Capital, một trong những công ty đầu tư mạo hiểm Mỹ có ảnh hưởng nhất trên thế giới tại thung lũng Silicon, vừa công bố một bức thư kêu gọi các nhà sáng lập và giám đốc điều hành các công ty khởi nghiệp suy xét mọi giả định về hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng do bệnh dịch.

1. Với số tiền hiện có, công ty có thể tự duy trì hoạt động trong bao lâu?

Với số tiền hiện có, bạn có thể duy trì một vài quý kinh doanh nếu tình hình kinh tế không sáng sủa hay không, bạn đã lên kế hoạch dự phòng chưa, bạn có thể cắt giảm những chi phí nào mà không gây tổn hại cơ bản đến doanh nghiệp? Đặt những câu hỏi này ngay bây giờ để tránh những hậu quả trong tương lai.

2. Làm thế nào để gây quỹ?

Bạn sẽ làm gì nếu việc gây quỹ sẽ khó khăn vào năm 2020 và 2021? Bạn có thể biến một hoàn cảnh đầy thách thức thành cơ hội để bảo đảm thành công lâu dài không? Rất nhiều công ty hàng đầu đã được rèn giũa và định hình trong khoảng thời gian khó khăn, Google và PayPal đã phải chiến đấu vất vả vì hậu quả của đợt bong bóng dot-com. Gần đây, Airbnb, Square và Stripe đã được hình thành trong thời điểm giữa cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những hạn chế sẽ khiến tâm trí phải tập trung và là mảnh đất màu mỡ cho sự sáng tạo.

3. Dự đoán doanh số và bán hàng

Xem xét rằng khách hàng có thể thay đổi thói quen chi tiêu vì những giao dịch tưởng chắc chắn có thể sẽ dừng lại. Điều quan trọng là đừng để công ty rơi vào tình trạng ngỡ ngàng.

4. Cách thức tiếp thị

Với doanh số giảm, bạn có thể sẽ thấy những giá trị trọn đời của khách hàng đang giảm, bạn phải tối ưu chi phí để có khách hàng duy trì đều đặn lợi nhuận trên vốn bỏ ra ở chi phí tiếp thị. Với sự không chắc chắn của nền kinh tế và việc gọi vốn ngày càng lớn, bạn phải tính toán việc thu hồi vốn đầu tư (ROI) cho chi phí tiếp thị.

5. Quản lý nhân sự

Áp lực tài chính có thể là thời điểm để đánh giá một cách nghiêm túc rằng liệu bạn có thể làm nhiều hơn với ít nhân sự hơn và tăng năng suất lao động hay không?

6. Chi tiêu vốn

Cho đến khi bạn lập biểu đồ tiến tới mục tiêu độc lập tài chính, hãy kiểm tra xem kế hoạch chi tiêu vốn của bạn liệu có hợp lý trong một môi trường không ổn định. Có thể không có lý do gì để thay đổi kế hoạch và biết đâu đấy, việc thay đổi của hoàn cảnh hiện tại thậm chí có thể sẽ tạo ra cơ hội để tăng tốc, nhưng đây là những quyết định nên cân nhắc.

MAI QUẾ

(lược dịch từ Sequoiacap.com)
 

;
;
.
.
.
.
.