.

Chia sẻ về hội họa

.

Tờ The Guardian vừa đăng tải bài phỏng vấn 5 nghệ sĩ đương đại thế giới gồm Simon Lim, Gillian Carnegie, Lucy McKenzie, Catherine  Story và Tomma Abts.

Catherine Story-câu chuyện về lọn tóc mai và tác phẩm Prince của  Gillian Carnegie.
Catherine Story-câu chuyện về lọn tóc mai và tác phẩm Prince của Gillian Carnegie.

Simon Lim, họa sĩ người Anh cho biết: Khi tôi còn là sinh viên, muốn tạo nên một bức tranh xem như phải bỏ ra tất cả sinh lực. Tất nhiên, càng nghĩ về nó càng nhiều thì sự nhận thức càng ít đi. Tại trường đại học, tôi thấy một tài liệu về họa sĩ Philip Guston (cuốn “Một cuộc sống” của Michael Blackwood), trong đó thuyết phục tôi rằng bạn nên gắn bó với những gì bạn đang quan tâm tới và bỏ ra ngoài tất cả những gì liên quan tới người khác. Những điều ông ta viết đã tạo nên ánh sáng nhiều mặt trong tôi, đặc biệt nhất là về vị trí của các họa sĩ có thể chiếm giữ trong mối quan hệ giữa thế giới và cuộc sống riêng và làm thế nào để kết nối đường dây giữa nội dung bức tranh và thế giới. Tôi đang vẽ như thể tôi đang sống. Vẽ sự sống đang diễn ra quanh tôi nhưng vẽ với một chút thay đổi vì tác phẩm hội họa, đối với riêng tôi, như một phiên bản của thế giới gồm có tôi vừa ở trong đó - vừa đang nhìn vào nó.

Họa sĩ nữ, rất trẻ, Gillian Carnegie phát biểu, những gì bản vẽ của tôi mô tả không liên quan đến tôi nhiều như khi đang vẽ chúng. Tôi chỉ không chú tâm đến những gì hình ảnh như con mèo này, mèo kia, những cầu thang, những bông hoa hay những  thân cây này hoặc thân cây kia. Thực ra hình ảnh vốn có của chúng chỉ là một sự hỗ trợ tự thân cho các bản vẽ. Tất cả mọi thứ ấy đều là một phương tiện dẫn đến sự  kết thúc một bản vẽ. Người ta thường có thói quen xem và “đọc” từ  một hình ảnh nhưng tôi không quan tâm đến điều đó, bởi vì hoạt động của tôi khác hẳn. Điều này thực sự làm cho tôi khi chính bản thân bức vẽ xuất hiện một cách từ từ để thay mặt cho điều nó muốn ​​mô tả.

Cô chia sẻ, cô không nghĩ đến bức tranh của mình như một bề mặt được làm từ hình ảnh. Bởi vì hình ảnh đó trên tranh đã hoàn toàn biến đổi qua nhiều lần vẽ và khi vẽ, cô nghĩ rằng thật đơn giản bằng cách điền vào không gian mênh mông với những đường nét vô hình, trừu tượng thu nhỏ.

Họa sĩ Lucy McKenzie, người Scotland  đã suy nghĩ một cách “tiêu cực” rằng trong nghệ thuật đương đại, bạn có thể có được một chút tự mãn và cũng có một chút lười biếng vì vậy khi đưa các bức tranh của mình đặt trước những bối cảnh khác nhau, có thể đó là cách buộc bản thân mình phải bước lên phía trước.

Catherine Story, họa sĩ đang sống và làm việc tại London chia sẻ, như một đứa trẻ, dường như rõ ràng với tôi rằng bức tranh là cách tốt nhất để giao tiếp nhưng chúng lại mang ngôn ngữ rất khó hiểu. Tuổi niên thiếu, tôi phát hiện ra một dạng nghệ thuật từ rạp chiếu phim và sự khác biệt giữa làm tác phẩm hội họa và xây dựng nghệ thuật điện ảnh dần dần, đối với tôi, nó trở nên rõ ràng hơn. Tôi đã theo nghề vẽ và thiết kế mỹ thuật cho các bộ phim.

Người ta thường sử dụng ngôn ngữ “trừu tượng” để mô tả bức tranh của tôi! Họa sĩ người Đức Tomma Abts cho biết. Tomma đang xây dựng một hình ảnh từ không có gì và cố gắng xác định nó rất rõ ràng, vì vậy nó trở nên rõ ràng. Để có một vài tác phẩm vừa ý, Tommy phải chịu “ngồi lì” trong xưởng vẽ cả thời gian dài. Có tác phẩm như Zebe chẳng hạn, được hoàn thành trong vòng một vài năm. Tác phẩm này được thực hiện lớp sơn mỏng, lượng sơn  rất ít so với một số công trình khác bởi vì các thành phần cơ bản của tác phẩm đã xuất hiện nhanh chóng và đầy đủ. Trong việc lựa chọn tác phẩm cho tác phẩm này, họa sĩ đã dùng các màu sắc trông khá tươi sáng. Ví dụ, màu cam trong Zebe thực sự khá “chín” vì nó có màu xám và nâu trộn lẫn. Màu cam tươi sáng sẽ tạo ra độ rung quang học, và tôi thì muốn một dòng chảy tinh tế  của ánh sáng màu cam ấy trong suốt toàn bộ bức tranh.

HOÀNG ĐẶNG

;
.
.
.
.
.