Cây di sản trên Ngũ Hành Sơn

ĐNO - Bên cạnh hệ thống chùa chiền, hang động và núi đá độc đáo, di tích cấp quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn còn sở hữu quần thể 4 loài với 7 cây đại thụ quý được vinh danh là cây di sản Việt Nam.

Cây đa sộp (đa lá đỏ) khoảng 600 tuổi ở sườn đông ngọn Thủy Sơn (sau lưng chùa Linh Ứng),
Cây đa sộp (đa lá đỏ) có tuổi đời khoảng 600 năm, nằm ở sườn đông ngọn Thủy Sơn (sau lưng chùa Linh Ứng).  

Quần thể 7 cây di sản tại di tích cấp quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn có những cây đại thụ với tuổi đời từ 206 đến 611 năm tuổi, mang nhiều ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, gồm có: Cây đa sộp (đa lá đỏ) ở sườn đông ngọn Thủy Sơn (sau lưng chùa Linh Ứng), 2 cây bàng âm dương trước cổng chùa Tam Thai trên ngọn Thủy Sơn, cây thị sau lưng chùa Tam Thai và cụm 3 cây bồ kết ở động Tàng Chơn thuộc khu vực phía nam ngọn Thủy Sơn. 

Quần thể này đã được Hội đồng Cây di sản Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam vào ngày 7-1-2017. 

Cây đa mọc trên núi đá, vẫn phát triển mạnh, tán phủ lên mái chùa càng tạo thêm nét cổ kính.Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, cây đa sộp 600 năm tuổi là nơi tụ họp, nghỉ ngơi của các chiến sĩ cách mạng. Dưới gốc cây đa này là động Tàng Chơn - căn cứ hoạt động mật của quân ta trong kháng chiến chống Mỹ.
Cây đa sộp mọc trên phần núi đá sau lưng chùa Linh Ứng với tán cây phát triển mạnh, phủ lên mái chùa tạo nên cảnh quan kỳ vĩ. 
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, cây đa có tuổi đời khoảng 600 năm này là nơi tụ họp, nghỉ ngơi của các chiến sĩ cách mạng. Dưới gốc cây đa này là động Tàng Chơn - căn cứ hoạt động mật của quân ta trong kháng chiến chống Mỹ.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, cây đa có tuổi đời khoảng 600 năm này là nơi tụ họp, nghỉ ngơi của các chiến sĩ cách mạng. Dưới gốc cây đa này là động Tàng Chơn - căn cứ hoạt động mật của quân ta trong kháng chiến chống Mỹ.
Ảnh: XUÂN SƠN
Sau lưng chùa Linh Ứng, phía nam ngọn Thủy Sơn có một lối nhỏ dẫn vào động Tàng Chơn, đây là nơi có cụm 3 cây bồ kết di sản với đường kính lớn. 
Trong cụm 3 cây bồ kết này, cây nhỏ nhất có tuổi đời hơn 160 năm, cây lớn nhất khoảng 211 năm.
Trong cụm 3 cây bồ kết này, cây nhỏ nhất có tuổi đời hơn 160 năm, cây lớn nhất khoảng 211 năm.
Ảnh: XUÂN SƠN
Phần ngọn và tán lá của các cây bồ kết bị cây đa sộp che bóng. Hiện cụm bồ kết này đang được chăm sóc, phun thuốc trừ sâu mọt định kỳ 2 lần/năm. 
Ảnh: XUÂN SƠN
Một cây di sản khác là cây thị nằm sau lưng chùa Tam Thai, có tuổi đời hơn 200 năm. 
Ảnh: XUÂN SƠN
Cây di sản này nằm trong khu vực khép kín, bị che khuất bởi mái chùa Tam Thai và núi đá nên ít du khách được tiếp cận trực tiếp với cây.
Ảnh: XUÂN SƠN
Cây thị này vẫn ra hoa và kết trái hằng năm, chứng tỏ được sức sống trường tồn qua năm tháng.
Trước sân chùa Tam Thai có 2 cây di sản là 2 cây bàng âm - dương được trồng đối xứng ở 2 bên cổng chùa.
Trước sân chùa Tam Thai có 2 cây di sản là 2 cây bàng âm - dương được trồng đối xứng ở 2 bên cổng chùa.
Ảnh: XUÂN SƠN
Cây bàng âm (bên trái) có tuổi đời hơn 350 năm, cây bàng dương (bên phải) có tuổi đời 240 năm. Cả 2 cây đều có phần tán rộng, vào thời điểm lá mọc nhiều, phần tán này có thể che mát sân chùa.
Ảnh: XUÂN SƠN
Thân cân lớn với dáng vóc đẹp mắt.
Ảnh: XUÂN SƠN
Gốc cây với phần rễ trồi lên mặt đất có nhiều hình thù lạ mắt.
tán lá rộng
Tương truyền, 2 cây bàng âm - dương trước chùa Tam Thai gắn với nhiều câu chuyện dân gian, truyền thuyết về tình yêu đôi lứa. 

 XUÂN SƠN (thực hiện)

;
;
.
.
.
.
.